Sinh viên sư phạm sẽ được cấp chính sách hỗ trợ kịp thời

  • Cập nhật: Thứ sáu, 7/3/2025 | 2:20:53 PM

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 60/2025 nhằm khắc phục tình trạng sinh viên sư phạm không được hưởng hoặc chậm được hưởng chính sách hỗ trợ.

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực chuyên biệt Trường Đại học Sư phạm TP.HCM năm 2024.
Thí sinh dự thi đánh giá năng lực chuyên biệt Trường Đại học Sư phạm TP.HCM năm 2024.

Tối 6-3, Bộ GD&ĐT thông tin về Nghị định 60/2025 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 116/2020 quy định về chính sách hỗ trợ tiền học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Theo đó, Nghị định 60 đã có quy định nhằm khắc phục tình trạng sinh viên sư phạm không được hưởng hoặc chậm được hưởng chính sách hỗ trợ.

Cụ thể, Nghị định 60 điều chỉnh quy định phương thức hỗ trợ kinh phí cho sinh viên sư phạm, trong đó nhà nước thực hiện hỗ trợ sinh viên sư phạm bằng hình thức giao dự toán theo phân cấp ngân sách.

Trường hợp địa phương có nhu cầu nguồn giáo viên cần thực hiện theo hình thức giao nhiệm vụ, đặt hàng thì thực hiện giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên cho trường sư phạm trực thuộc, hoặc đặt hàng đào tạo giáo viên với các trường sư phạm.

Theo Bộ GD&ĐT, với quy định này, trường và sinh viên sư phạm sẽ được cấp kinh phí kịp thời, đầy đủ hơn, góp phần tạo điều kiện cho sinh viên sư phạm yên tâm học tập, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

Nghị định 60/2025 có hiệu lực thi hành từ 20-4-2025 và áp dụng bắt đầu từ năm học 2025-2026.

Trước đó, chính sách hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí cho sinh viên sư phạm được quy định tại Nghị định 116/2020 của Chính phủ, áp dụng từ khóa tuyển sinh năm 2021. Ba nhóm đối tượng sinh viên sư phạm được hưởng chế độ hỗ trợ học phí và sinh hoạt phí gồm: đặt hàng, đấu thầu hoặc theo nhu cầu xã hội.

Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu của cơ sở đào tạo và 3,63 triệu đồng/tháng chi phí sinh hoạt trong thời gian học. Kinh phí này từ nguồn ngân sách hàng năm chi cho giáo dục, đào tạo của các địa phương, bộ, ngành, không phải do trường đại học chi trả.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Nghị định 116/2020, nhiều địa phương đã gặp nhiều vấn đề, vướng mắc về nguồn kinh phí và việc lập dự toán đối với việc hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm, từ đó làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các sinh viên.

(Theo PLO)

Các tin khác
Chính sách nhân văn của tỉnh Yên Bái đã tạo động lực mạnh mẽ cho giáo dục địa phương phát triển

Hiện thực hóa chủ trương giáo dục là quốc sách hàng đầu, Bộ Chính trị quyết định miễn học phí cho học sinh công lập từ bậc học mầm non đến THPT, bắt đầu từ năm học 2025 - 2026. Quyết sách nhân văn này đã lan tỏa, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong việc hướng tới một nền giáo dục bình đẳng, công bằng, bền vững và cũng là sự đầu tư lâu dài cho tương lai đã làm nức lòng giáo viên, học sinh, phụ huynh và người dân cả nước.

Học sinh Trường THPT Nguyễn Huệ thường xuyên được tham gia hoạt động bảo vệ môi trường sống, làm cho môi trường sống thêm xanh, sạch, đẹp.

Trường THPT Nguyễn Huệ được đánh giá là trường học sinh thái “xanh, bản sắc và hạnh phúc), nhà trường đã tổ chức nhiều buổi tuyên truyền, phát động thi đua bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng. Việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường được lồng ghép, tích hợp trong các giờ học Địa lý, Công nghệ, Vật lý, Sinh học, GDCD… Từ đó giúp học sinh hiểu về tác hại của ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, tác hại của rác thải khó phân hủy.

Giáo viên giúp học sinh ôn tập kiến thức. Ảnh minh họa

Một trong những điểm mới đáng chú ý dự kiến được đưa vào Quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 đó là các trường đại học buộc phải quy đổi tương đương các phương thức và tổ hợp xét tuyển về một thang điểm chung.

Thí sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh chính thống tại website của các trường và cơ quan báo chí.

Đại diện Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, năm nay Đại học Kinh tế Quốc dân không chia tỉ lệ chỉ tiêu theo từng phương thức xét tuyển như mọi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục