Lần đầu tiên có sân chơi "tài chính thông minh" cho học sinh trên toàn quốc

  • Cập nhật: Thứ bảy, 12/4/2025 | 8:16:10 AM

Sân chơi “Tài chính thông minh” dự kiến được triển khai từ tháng 6/2025, dành cho học sinh tiểu học, THCS và THPT trên toàn quốc.

Lễ ra mắt sân chơi giáo dục tài chính cho học sinh phổ thông toàn quốc.
Lễ ra mắt sân chơi giáo dục tài chính cho học sinh phổ thông toàn quốc.

Hiện nay, nhiều người dân Việt Nam vẫn còn xa lạ với các khái niệm tài chính cơ bản. Do đó, giáo dục tài chính là một trong những mục tiêu quan trọng để thực hiện thành công Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, trong đó giáo dục tài chính ngay từ nhà trường là bước đi chiến lược và cấp bách.

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Thời báo Ngân hàng và Tập đoàn FPT đã tổ chức Lễ ra mắt sân chơi "Tài chính thông minh" cho học sinh phổ thông toàn quốc, ký kết hợp tác triển khai sân chơi giáo dục tài chính trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam dành cho học sinh phổ thông toàn quốc.

Dự kiến, sân chơi "Tài chính thông minh" sẽ diễn ra từ 30/06/2025 – 31/12/2025 dành cho học sinh phổ thông từ lớp 1-12. Cấu trúc sân chơi gồm 03 vòng thi chính, đó là vòng thi Khởi động (Online cá nhân – 18 tuần); vòng thi thử thách đồng đội (Online cá nhân – 4 tuần); vòng thi về đích (Chung kết toàn quốc – Offline tại Hà Nội & TP.HCM). Sân chơi còn có Giải đấu bên lề là Talkshow và Gameshow tại các tỉnh thành.

Mục tiêu của sân chơi trong ngắn hạn của sân chơi là tiếp cận 5 triệu học sinh trong những năm đầu tiên, phủ sóng tại 63/63 tỉnh/TP trên toàn quốc.

Trong dài hạn, sân chơi này đặt mục tiêu sẽ tiếp cận 22 triệu học sinh, mở rộng ra các nước ASEAN, phát triển đưa môn tài chính thành môn học trong chương trình giáo dục phổ thông.

Theo đánh giá của GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, hiện nay, nhiều người dân Việt Nam vẫn còn xa lạ với các khái niệm tài chính cơ bản. Việc giáo dục tài chính ngay từ nhà trường là bước đi chiến lược và cấp bách, là một trong những mục tiêu quan trọng để thực hiện thành công Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Giáo dục tài chính cũng không dừng lại ở việc cung cấp kiến thức cơ bản, mà cần hướng đến sự hiểu biết chuyên sâu về các kỹ năng quản lý tài chính cá nhân như chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư và quản lý rủi ro. Điều này rất quan trọng vì quản lý tài chính cá nhân không đơn thuần là kiếm tiền hay tiết kiệm mà là sự kết hợp tổng hòa giữa thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư và quản lý rủi ro. Điều này còn liên quan đến việc xây dựng thói quen và hành vi cá nhân, kết hợp với kiến thức về các sản phẩm, dịch vụ tài chính.

(Theo VOV)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành kế hoạch tổ chức thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025, nhằm kịp thời nắm tình hình, bảo đảm kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, khách quan, đúng Quy chế.

Các đại biểu tham dự Hội nghị tập huấn.

Ngày 11/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Yên Bái tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 và thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.

Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp tại các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Yên Bái. (Hoạt động trải nghiệm của học sinh lớp 12 chuyên Lý tại Nhà máy thủy điện Thác Bà)

Tỷ lệ học sinh toàn tỉnh sau tốt nghiệp THPT vào học giáo dục nghề nghiệp đạt tối thiểu 45% - Đó là mục tiêu mà tỉnh Yên Bái yêu cầu thực hiện tại Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông” trên địa bàn.

Năm nay tiếp tục xuất hiện các tổ hợp lạ trong tuyển sinh đại học.

Bộ GD&ĐT vừa có công văn yêu cầu các cơ sở đào tạo đại học rà soát lại các tổ hợp, phương thức xét tuyển để bảo đảm yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học. Theo bộ này, thời gian vừa qua, có tình trạng thông báo tuyển sinh sử dụng các tổ hợp không liên quan đến chương trình, ngành đào tạo...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục