Nghĩa Lộ: Đào tạo nghề phù hợp với lao động nông thôn

  • Cập nhật: Thứ ba, 9/8/2011 | 9:33:51 AM

YBĐT - thôn, việc tìm và giới thiệu, tạo việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo, đem lại thu nhập ổn định cho lao động nông thôn đang được thị xã Nghĩa Lộ quan tâm thực hiện.

Giờ thực hành quấn mô tơ của sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái.
Giờ thực hành quấn mô tơ của sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái.

Chọn ngành nghề phù hợp với đặc thù lao động sản xuất ở từng địa phương và có khả năng giới thiệu việc làm cho học viên, đồng thời bố trí địa điểm, thời gian học tập phù hợp để nâng cao chất lượng đào tạo là những tiêu chí được coi trọng hàng đầu trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở thị xã Nghĩa Lộ theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ.
Nhà sàn văn hóa thôn Đêu II nhộn nhịp tiếng lách cách của các khung cửi, tiếng nói cười của các cô gái Thái đang chăm chỉ học cách quay sợi, dệt vải. Em Sầm Thị Phương, xã Nghĩa An tâm sự: “Là con gái Thái em cũng được mẹ hướng dẫn dệt vải nhưng chỉ là dệt trơn thôi mà thị trường bây giờ ưa chuộng vải dệt có hoa văn đẹp, màu sắc tinh tế, bởi vậy em đã tranh thủ các buổi tối tham gia học lớp dệt thổ cẩm để biết cách tạo hoa văn, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho gia đình”.

Cũng tranh thủ học vào các buổi tối, lớp dạy may mặc thu hút 45 học viên, trong đó có khoảng 20 chị em ở Câu lạc bộ Hoa Hướng Dương. Vượt qua hoàn cảnh éo le, kinh tế khó khăn, các chị thấy nghề may phù hợp với khả năng của bản thân mình hơn cả, vả lại học vào buổi tối các chị mới bố trí được thời gian. Mới bắt đầu một tuần học, các đường cắt còn lóng ngóng, nhiều đường may chưa thẳng, song ai cũng phấn khởi và quyết tâm may cho mình một sản phẩm đầu tay thật đẹp.

Chị Nguyễn Thị Giàng, phường Cầu Thia tâm sự: “Sau khi hoàn thành khóa học tôi có thể sửa chữa quần áo ở nhà hoặc nhận may quần áo gia công, nếu tay nghề khá hơn có thể xin vào làm cho một số cửa hiệu lớn. Tạo thêm nguồn thu nhập trang trải chi tiêu trong gia đình”.

Song song với việc đào tạo nghề phù hợp cho lao động nông thôn Nghĩa Lộ còn đẩy mạnh công tác giới thiệu việc làm cho lao động sau đào tạo. Đối với các xã, phường, phối hợp với ngân hàng chính sách, cơ sở tín dụng, các chương trình, dự án để tạo việc làm cho lao động, nhất là các lao động đã qua đào tạo như: triển khai dự án chăn nuôi lợn hàng hóa, chăn nuôi bò sinh sản, nhân rộng diện tích thả cá xen lúa, khôi phục các làng nghề dệt truyền thống như ở bản Pá Khết, bản Lè… Liên hệ với các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài địa phương nhận các học viên đã qua đào tạo may mặc, sửa chữa xe máy, gò hàn…, giúp các học viên có việc làm và thu nhập ổn định.

Các lớp học này đều nằm trong chương trình của Đề án 1956/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của thị xã Nghĩa Lộ. Đề án này được triển khai từ năm 2010, thị xã Nghĩa Lộ đã thành lập ban chỉ đạo gồm 18 thành viên, trong đó, đồng chí Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã làm trưởng ban.

Qua điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của người lao động nông thôn ở các tổ và thôn, bản, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, Ủy ban nhân dân thị xã đã chọn ngành nghề phù hợp với thực trạng trình độ văn hóa, điều kiện phát triển sản xuất của địa phương đưa vào đào tạo cho lao động nông thôn, đồng thời thực hiện phương châm đào tạo tại chỗ, đây là những yếu tố quan trọng hàng đầu.

Theo đó, thị xã tập trung vào 8 ngành nghề chủ yếu theo nhu cầu lao động là:  sửa chữa xe máy, điện dân dụng, may, dệt, chăn nuôi - thú y, gò hàn, xây dựng, chế biến nông sản…

Trong năm 2010, Nghĩa Lộ đã đào tạo nghề cho 325 lao động nông thôn. Các lớp này đều được các đơn vị hợp đồng đào tạo như: Trường trung cấp Nghề và Trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề thị xã mở tại các xã, phường, thôn, bản. Có lớp học được tổ chức ngay tại nhà các trưởng bản, nhà văn hóa xã, phường để lao động nông thôn bố trí thời gian và đi học thuận tiện. Trong phương pháp giảng dạy, các trường đều áp dụng phương pháp cầm tay chỉ việc.

Anh Lò Văn Định, tổ 2, phường Cầu Thia đang học sửa chữa xe máy cho biết: “Trong lớp học vừa có bảng viết, vừa có xe máy và thiết bị thực hành, thầy vừa dạy trên bảng, học sinh vừa nghe, vừa nghiên cứu tìm hiểu trên thực tế nên dễ hiểu, tiếp thu nhanh”.

Chị Hà Thị Puồn, bản Ngoa, phường Pú Trạng cho biết: “Mình học lớp chăn nuôi - thú y, thầy cô giáo dành rất nhiều thời gian thực tế, nào đi thực hành mổ lợn để phân tích và chẩn đoán bệnh, nào đi học hỏi cách chăm sóc cá bột ở trại cá giống… những kiến thức đó rất bổ ích, giúp mình có thể áp dụng được trong quá trình phát triển chăn nuôi của gia đình và nhất là làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm”.

Năm 2011, thị xã Nghĩa Lộ dự kiến đào tạo nghề cho 370 lao động nông thôn. Tuy nhiên, trong công tác triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 vẫn gặp phải một số khó khăn vướng mắc. Đó là, đa số người dân chưa coi trọng việc đào tạo nghề, địa phương chưa có các công ty, doanh nghiệp lớn để thu hút người lao động, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học còn thiếu.

Bà Vì Thị Sâm, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết: “Để nâng cao chất lượng dạy nghề cho lao động nông thôn, trong thời gian tới, ngoài việc thực hiện tốt phương châm đào tạo tại chỗ và đưa ngành nghề phù hợp vào giảng dạy cho lao động nông thôn, các cấp và ngành chuyên môn cần quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị dạy và học cho các cơ sở dạy nghề trên địa bàn thị xã. Đề nghị tăng mức hỗ trợ cho người học đảm bảo theo thu nhập bình quân để hộ nghèo yên tâm bố trí thời gian học tập”.

Song song với việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, việc tìm và giới thiệu, tạo việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo, đem lại thu nhập ổn định cho lao động nông thôn đang được thị xã Nghĩa Lộ quan tâm thực hiện.

Thu Hằng

Các tin khác
Lao động về từ Libya.

Ngày 3-8, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước họp với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động để hướng dẫn làm thủ tục tạm ứng tiền hỗ trợ cho người lao động (NLĐ) về nước từ Libya do khủng hoảng chính trị với mức hỗ trợ cao nhất là 13 triệu đồng/người.

Cán bộ khuyến nông tư vấn về cách sử dụng hầm Biogas cho người dân.

YBĐT - Chăn nuôi của Yên Bái nói chung và huyện Yên Bình nói riêng đang trên đường hướng tới một nền sản xuất hàng hóa tập trung, bên cạnh việc tập trung nâng cao giá trị sản phẩm thì việc xử lý chất thải, tránh gây ô nhiễm môi trường cũng là một vấn đề đáng quan tâm.

Lao động Việt Nam tại Libya về nước trước hạn.

Thứ trưởng Bộ LĐTB & XH Nguyễn Thanh Hòa vừa ký quyết định hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp xuất khẩu lao động đưa lao động làm việc tại Libya về nước trước hạn.

YBĐT - Dự án "Phát triển nuôi ong nội cho người dân tộc thiểu số và người dân nghèo ở các vùng nông thôn Việt Nam" giai đoạn 2009 – 2012 do Hội Nuôi ong Đan Mạch - DBF tài trợ không chỉ giúp người nông dân tiếp cận với kỹ thuật nuôi ong theo phương pháp hiện đại mà còn mở ra hướng thoát nghèo cho người nông dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục