Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm

  • Cập nhật: Thứ tư, 8/2/2012 | 10:10:19 AM

YBĐT - Xác định công tác đào tạo nghề là một trong những nội dung chủ yếu để tạo nguồn lao động có chất luợng, trong những năm qua, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề, gắn dạy nghề với giải quyết việc làm, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ thuật cho đội ngũ lao động nông thôn.

Một lớp dạy nghề cắt may cho phụ nữ của Trung tâm Dạy nghề huyện Trạm Tấu.
Một lớp dạy nghề cắt may cho phụ nữ của Trung tâm Dạy nghề huyện Trạm Tấu.

Ông Lò Văn Chiến - Chủ tịch UBND xã Hát Lừu cho biết, chủ trương đào tạo nghề, giải quyết việc làm tại chỗ của huyện là rất phù hợp với điều kiện thực tế của xã. Tỷ lệ người học nghề có việc làm và thu nhập ổn định sau đào tạo đạt từ 70% trở lên và bảo đảm việc làm phù hợp với nghề đã học.

Thông qua các lớp dạy nghề đã góp phần thay đổi nhận thức của nhân dân về học nghề. Ví dụ như nghề chăn nuôi, bà con không chăn thả lợn như ngày xưa mà đã biết chăn nuôi cải tiến, giảm công lao động, nâng cao hiệu quả chăn nuôi, tăng thu nhập.

Trước yêu cầu của công cuộc xây dựng nông thôn mới, hiện nay, chính quyền xã xác định, công tác đào tạo nghề gắn với việc giải quyết việc làm tại chỗ sẽ mang lại hiệu quả cho người lao động, từng bước nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo cho nhân dân địa phương - ông Chiến cho biết thêm.

Huyện Trạm Tấu hiện có trên 13.150 người trong độ tuổi lao động. Cơ cấu lao động được phân bố trên hầu hết các lĩnh vực nhưng trong đó, lĩnh vực nông - lâm nghiệp chiếm gần 90%. Với lực lượng lao động dồi dào như vậy song chỉ có khoảng 20% lao động được đào tạo nghề. Vì vậy, việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện là một yêu cầu bức thiết đặt ra hiện nay.

Bà Đỗ Thị Hương - Trưởng phòng Lao động - Thương binh & Xã hội huyện Trạm Tấu cho biết: "Những năm trước đây, công tác đào tạo nghề của huyện còn nhiều hạn chế do thiếu cán bộ quản lý, giáo viên, kinh phí hỗ trợ cho công tác dạy nghề còn thấp... Tuy nhiên, những năm gần đây, công tác đào tạo nghề đã được chú trọng hơn, đã có rất nhiều chuyển biến và mang lại hiệu quả thiết thực cho người lao động ở nông thôn".

Năm qua, Trung tâm Dạy nghề huyện Trạm Tấu đã tham mưu cho UBND huyện điều tra, nắm bắt nhu cầu học nghề của từng xã, thị trấn; tích cực phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức các lớp dạy nghề tại chỗ với từng ngành nghề phù hợp với trình độ văn hóa của người học và điều kiện thực tế tại địa phương.

Huyện đã chủ động và ưu tiên dạy nghề cho lao động nông thôn là người nghèo, con em các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số đồng thời giải quyết việc làm theo nhu cầu sử dụng lao động địa phương.

Trong hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện theo Quyết định 1956, huyện đã chủ động phân loại đối tượng lao động, ngành nghề đào tạo phù hợp.

Bà Huỳnh Thị Hoa - Giám đốc Trung tâm Dạy nghề huyện Trạm Tấu cho biết: Qua các lớp học nghề đã trang bị cho người lao động nông thôn những kiến thức cơ bản về các ngành nghề mà lao động tham gia học tập, đặc biệt các nghề trồng cây lương thực, thực phẩm, chăn nuôi gia súc, gia cầm đã giúp người lao động tham gia sản xuất một cách chủ động, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất tại gia đình, địa phương.

Một số nghề mà địa phương thực hiện có hiệu quả kinh tế cao như lớp chăn nuôi thú y, trồng trọt, chế biến nông sản, đặc biệt như mô hình trồng nấm tại xã Hát Lừu là nguồn thu đáng kể để người dân trang trải cuộc sống, xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, tranh thủ nguồn hỗ trợ của tỉnh, huyện cũng có nhiều chính sách ưu đãi như hỗ trợ kinh phí học nghề ngắn hạn, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề...

Với đặc thù lao động nông thôn có trình độ thấp, không quen với các kiến thức mới... nên phương pháp truyền đạt, hướng dẫn được các lớp dạy nghề lựa chọn và áp dụng là kèm cặp theo phương thức "cầm tay chỉ việc". Nhờ vậy, các học viên đã nắm bắt nhanh nội dung bài giảng. Thực hiện công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, trong năm 2011, huyện Trạm Tấu đào tạo nghề cho 665 lao động, tăng 325 lao động so với năm 2010.

Qua đó, đã có 80% học viên nắm vững kiến thức đã học và áp dụng ngay đối với việc chăn nuôi, trồng trọt, chế biến nông sản; 30% lao động học nghề sửa chữa xe máy đã mở dịch vụ sửa chữa tại các thôn, bản. Cũng trong năm qua, huyện đã giải quyết việc làm mới cho 861 lao động, chủ yếu là việc làm tại địa phương, đạt 143,5% so với kế hoạch năm.

Năm 2012, Trạm Tấu phấn đấu giải quyết việc làm mới cho 750 người và số lao động được đào tạo nghề là 700 người.

Huyện đã đề ra một số giải pháp là tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền các đối tượng trong độ tuổi lao động tích cực tham gia các lớp dạy nghề ngắn hạn, dài hạn; phối hợp với chính quyền cơ sở tiến hành khảo sát, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề theo ngành, nghề, lĩnh vực và quy mô đào tạo phù hợp với tình hình thực tế địa phương; dạy nghề phải gắn với tạo việc làm, giới thiệu các học viên đã qua đào tạo nghề làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong và ngoài tỉnh; tập trung đào tạo nghề cho lao động nông thôn, quan tâm dạy nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số, ưu tiên đào tạo nghề tại các thôn, bản; từng bước nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo nghề.

Quan tâm đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là một chủ trương đúng của Trạm Tấu. Huyện đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho người lao động về học nghề đồng thời giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận thông tin việc làm.

Kim Thoa

Các tin khác
Các em học sinh đạt giải nhất trong từng phần thi.

Ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện Trấn Yên vừa tổ chức “Giao lưu trí tuệ tuổi thơ dành cho học sinh tiểu học” năm học 2023-2024 với sự tham gia của 4 cụm, 162 học sinh khối lớp 4, lớp 5 đại diện cho học sinh 24 trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn huyện.

Niềm vui của thí sinh sau khi hoàn thành Kỳ thi tuyển sinh THPT tỉnh Yên Bái năm học 2023 - 2024.

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 sẽ diễn ra. Dự kiến toàn tỉnh có trên 9.000 học sinh khối lớp 9 tham dự kỳ thi. Để hiểu rõ hơn về điểm mới cũng như công tác chuẩn bị cho Kỳ thi, phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã phỏng vấn bà Tô Thị Ánh - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).

Ngành GD&ĐT huyện Văn Chấn kịp thời khen thưởng học sinh có thành tích xuất sắc.

Văn Chấn là huyện vùng cao, đời sống kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Những năm qua, huyện đã luôn quan tâm chú trọng, chỉ đạo các đơn vị trường học đổi mới toàn diện giáo dục, đặc biệt là đổi mới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Nhờ đó, chất lượng giáo dục mũi nhọn của huyện Văn Chấn ngày càng được nâng lên với những bước tiến đáng kể.

Từ ngày 24/4, thí sinh học lớp 12 năm học 2023-2024 có thể đăng ký dự thi thử tốt nghiệp THPT trực tuyến. Ảnh minh họa

Từ ngày 24-28/4, học sinh được đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT trên hệ thống của Bộ GD&ĐT. Học sinh lưu ý khoảng thời gian này để tập dượt đăng ký dự thi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục