Cơ hội trở lại Hàn Quốc cho lao động Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ ba, 6/3/2012 | 8:29:45 AM

Từ ngày 5-3 đến 9-3, Bộ LĐTB-XH sẽ tổ chức một kỳ kiểm tra tiếng Hàn đặc biệt cho những người từng đi xuất khẩu lao động (LĐ) tại Hàn Quốc về nước đúng hạn có nguyện vọng quay trở lại Hàn Quốc làm việc.

Hàn Quốc cũng vừa thông qua chương trình cấp phép 57.000 chỉ tiêu việc làm EPS (LĐ không có chuyên môn), tăng 9.000 chỉ tiêu so với năm 2011. Để người LĐ hiểu cụ thể hơn kỳ thi này, ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước cho biết:

Theo bản ghi nhớ giữa Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc và Bộ LĐTB-XH Việt Nam, kỳ kiểm tra tiếng Hàn EPS-TOPIK đặc biệt cho những người LĐ kết thúc hợp đồng LĐ về nước đúng thời hạn, có nguyện vọng trở lại Hàn Quốc làm việc sẽ được tiến hành như sau: Tất cả những người LĐ có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép việc làm cho LĐ nước ngoài của Hàn Quốc (EPS) sẽ phải tham dự kỳ kiểm tra tiếng Hàn EPS-TOPIK do Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD Korea) thực hiện và chỉ những người đạt yêu cầu qua kỳ kiểm tra tiếng Hàn này mới được phép làm hồ sơ đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS.

LĐ muốn tham dự kiểm tra tiếng Hàn đặc biệt phải đáp ứng các điều kiện sau: Đã được tái tuyển dụng, tự nguyện về nước đúng thời hạn hoặc trước thời điểm kết thúc HĐLĐ (sau ngày 1-1-2010); có ngày sinh trong khoảng thời gian từ ngày 21-2-1972 đến 20-2-1994; chưa có tiền án, chưa từng bị trục xuất khỏi Hàn Quốc; không bị cấm xuất cảnh.

Thời gian kiểm tra tiếng Hàn bắt đầu từ ngày 5-3 đến 9-3-2012 tại Phòng kiểm tra tiếng Hàn trên máy tính tại cơ sở đào tạo của Trung tâm Lao động ngoài nước. Việc lựa chọn người đạt yêu cầu theo từng ngành sẽ được thực hiện theo thứ tự lấy từ điểm cao xuống thấp.

* PV: Ông có thể có biết ngoài Trung tâm Lao động ngoài nước, có đơn vị nào được tổ chức kỳ kiểm tra này nữa không và lệ phí kiểm tra là bao nhiêu?

* Ông ĐÀO CÔNG HẢI:
Hiện tại, Trung tâm Lao động ngoài nước là cơ quan duy nhất có thẩm quyền phái cử người LĐ Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc theo chương trình EPS. Chỉ những người LĐ đã đạt yêu cầu qua kỳ kiểm tra tiếng Hàn và nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển tại Trung tâm Lao động ngoài nước mới có thể được chủ sử dụng LĐ Hàn Quốc tuyển dụng. Mỗi ứng viên phải nộp chi phí với số tiền Việt Nam tương đương 24 USD để tham dự kỳ kiểm tra tiếng Hàn đặc biệt EPS-TOPIK và khoản tiền theo quy định của Bộ LĐTB-XH đã được công bố công khai.

* Phía Hàn Quốc đã điều chỉnh chỉ tiêu tiếp nhận LĐ nước ngoài dạng visa E-9 năm 2012, ông có thể cho biết cụ thể hơn về vấn đề này?

* Chương trình cấp phép việc làm EPS (LĐ không có chuyên môn, dạng visa E-9) năm 2012 là 57.000 chỉ tiêu, tăng 9.000 chỉ tiêu so với năm 2011, trong đó chủ yếu là LĐ làm việc trong các nhà máy sản xuất chế tạo. Đặc biệt, năm 2012, Hàn Quốc dành riêng 11.000 chỉ tiêu tiếp nhận cho đối tượng hết hạn hợp đồng về nước và tái nhập cảnh. Đối với LĐ hết hạn về nước mà trong thời gian thực hiện hợp đồng không thay đổi nơi làm việc nếu có nhu cầu tái nhập cảnh sau khi hết hạn hợp đồng từ 3 đến 6 tháng thì được miễn thi tiếng Hàn.

* Một số LĐ vẫn nhận được thông tin mời chào đi theo chương trình thẻ vàng và visa E-7 trong thời điểm này. Ông có thể cho biết thêm về điều kiện đi Hàn Quốc theo chương trình này?

* Bên cạnh việc tiếp nhận LĐ nước ngoài đi theo chương trình cấp phép việc làm EPS, Hàn Quốc cũng tiếp nhận LĐ kỹ thuật cao theo chương trình thẻ vàng. Chương trình thẻ vàng nhằm hỗ trợ thu hút nguồn nhân lực quốc tế chất lượng cao cung cấp cho các lĩnh vực liên quan đến các ngành công nghệ phát triển nhanh như công nghệ thông tin và công nghệ điện tử. Do đó, Chính phủ Hàn Quốc quyết định cấp loại thị thực mới cho các chuyên gia quốc tế công nghệ cao vào làm việc tại Hàn Quốc. LĐ kỹ thuật cao sẽ được cấp visa màu vàng khác hẳn visa của những LĐ khác mà Hàn Quốc đã cấp. Nó thuận lợi hơn nhiều so với những LĐ phổ thông bình thường. Điểm đặc biệt là khi có visa E-7, thời gian làm việc tại Hàn Quốc sẽ được kéo dài hơn.

Người LĐ phải có đủ điều kiện sau: Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực công nghệ cao; có trình độ tương đương hoặc cao hơn cử nhân trong lĩnh vực liên quan, có thời gian làm việc trên 2 năm trong lĩnh vực chuyên môn yêu cầu. Hàn Quốc không hạn chế số lượng chuyên gia công nghệ cao đăng ký vào làm việc tại Hàn Quốc và tiếp nhận LĐ kỹ thuật cao ở nhiều lĩnh vực: điện tử kỹ thuật số, công nghệ nano, công nghệ sinh học, năng lượng, vật liệu mới (gốm, hóa chất, kim loại), thiết bị vận tải và thương mại điện tử... Hàn Quốc cũng không hạn chế doanh nghiệp Việt Nam được phép đưa LĐ sang làm việc theo chương trình thẻ vàng. 

(Theo SGGP)

Các tin khác
Việc tổ chức tốt đào tạo nghề cho LĐNT là cơ hội để nhiều lao động tìm được việc làm, thu nhập ổn định.

YBĐT - Thực hiện Quyết định 1956/QĐ - TTg ngày 27/11/ 2009 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đến năm 2020, Yên Bái đã triển khai đồng bộ các giải pháp. Sau hai năm thực hiện, đã có hàng vạn LĐNT trên địa bàn được đào tạo nghề và có việc làm, thu nhập ổn định.

Dọc đường lên huyện Trạm Tấu đầy những cây rơm lớn để bổ sung nguồn thức ăn cho trâu, bò trong mùa đông.

YBĐT - Những vụ rét trước đây, không năm nào huyện Trạm Tấu (Yên Bái) không bị chết rét hàng trăm đến hàng nghìn con trâu bò. Điển hình như vụ đông xuân 2010-2011, cả huyện chết tới 1.213 con gia súc, trong đó có 502 con trâu, 293 con nghé, 179 con bò, 95 con bê, 36 con ngựa, 18 con dê.

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, Nhật Bản đang cần số lượng lớn thực tập sinh kỹ thuật (TTS), đặc biệt trong ngành nông nghiệp.

Nhân dân xã Nghĩa Lợi (thị xã Nghĩa Lộ) thêu gối đệm thổ cẩm.
(Ảnh: Nguyễn Nhật Thanh)

YBĐT - Đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn(LĐNT) là vấn đề cấp thiết được đặt ra không chỉ với riêng thị xã Nghĩa Lộ. Thị xã đã và đang có những bước chuyển mình đáng kể trong quá trình xóa đói giảm nghèo và đào tạo nghề, tạo việc làm cho nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục