Khó chuyển dịch nghề cho lao động nông thôn

  • Cập nhật: Thứ ba, 15/5/2012 | 9:31:37 AM

YBĐT - Hát Lừu là xã được chọn làm điểm để xây dựng mô hình nông thôn mới của huyện Trạm Tấu. Chính vì vậy, công tác chuyển dịch ngành nghề, cơ cấu lao động theo tiêu chí lao động nông nghiệp giảm chỉ còn 45% dân số đã được xã xác định là một trong những tiêu chí trọng tâm cần quyết liệt thực hiện.

Chuyển dịch ngành nghề cho lao động nông thôn đang là bài toán khó cho xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu.
Chuyển dịch ngành nghề cho lao động nông thôn đang là bài toán khó cho xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu.

Tuy nhiên, với đặc thù của một xã vùng cao, sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng thì việc thực hiện tiêu chí này gặp rất nhiều khó khăn.

Thời gian qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đã được Đảng bộ, chính quyền xã quan tâm chỉ đạo. Hát Lừu đã phối hợp với Trung tâm Dạy nghề huyện, Trường Trung cấp nghề Nghĩa Lộ mở 6 lớp đào tạo nghề cho trên 150 học viên với các nghề: chế biến nông sản, chăn nuôi - thú y, sửa chữa xe máy, may mặc và trồng nấm. Do trình độ nhận thức của nhân dân còn nhiều hạn chế nên các lớp đào tạo nghề mở ra trên địa bàn đều được thực hiện theo phương pháp “cầm tay, chỉ việc” để người lao động dễ tiếp thu kiến thức.

Thông qua các lớp đào tạo nghề và các chính sách hỗ trợ khác của Nhà nước, đã có nhiều lao động áp dụng hiệu quả vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, góp phần tăng thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên, đối với các lớp nghề phi nông nghiệp, tỷ lệ lao động có việc làm thấp, tay nghề của người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động tại địa phương.

Ông Lò Văn Chiến - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Mặc dù trên địa bàn xã đã có 2- 3 mô hình chuyển đổi ngành nghề cho LĐNT mang lại hiệu quả như cửa hàng sửa chữa xe máy của anh Lò Văn Mâng ở thôn Hát 1, anh Lò Văn Thạch ở thôn Lừu 1… song việc thu hút lao động nông nghiệp chuyển đổi sang các ngành nghề phi nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do nhận thức của một bộ phận nhân dân còn nhiều hạn chế. Người nông dân thiếu vốn phát triển mở rộng các ngành nghề sản xuất, kinh doanh. Nhiều lao động đã qua đào tạo nhưng không tìm được việc làm do ngành nghề chưa phù với nhu cầu lao động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng dành cho phát triển các ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của xã hầu như không có, gây khó khăn cho việc chuyển đổi và phát triển ngành nghề tại nông thôn. Trên địa bàn huyện cũng chưa có nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã và khu công nghiệp... để thu hút lao động địa phương vào làm việc. Vì vậy, lao động học xong nghề rồi đến các địa phương khác mới tìm được việc làm.

Tâm lý tự ty, mặc cảm, không muốn xa nhà, xa gia đình của người lao động cũng đã ảnh hưởng đến công tác giải quyết việc làm sau đào tạo. Mặc dù, các cơ sở dạy nghề đã giới thiệu việc làm có địa chỉ tin cậy tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh như Doanh nghiệp Khang Thông, Công ty cổ phần Sông Đà, Công ty cổ phần Cầu đường 4, Công ty xây dựng Sông Hồng… mức lương từ 3 - 5 triệu đồng/tháng/người trở lên, nhưng số lao động đăng ký tham gia cũng không nhiều. 

Với đặc thù của một xã có trên 90% là đồng bào dân tộc Thái sinh sống, sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng, việc xã Hát Lừu được chọn làm xã điểm xây dựng nông thôn mới của huyện Trạm Tấu đã giúp sự chuyển dịch ngành nghề cho LĐNT, chuyển dịch cơ cấu lao động có nhiều thuận lợi.

Cùng với việc đầu tư vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, làm đường giao thông sẽ tạo ra nhiều việc làm tại chỗ cho người lao động thì công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn lao động cũng được huyện quan tâm chỉ đạo. Tuy nhiên, để việc chuyển dịch ngành nghề cho LĐNT, chuyển dịch cơ cấu kinh tế mang tính bền vững cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, tư vấn dạy nghề, nâng cao nhận thức, trình độ tay nghề cho người lao động, xây dựng và phát triển rộng các mô hình thí điểm dạy nghề và có các giải pháp hỗ trợ học viên sau học nghề được vay vốn mở rộng sản xuất.

Ông Lò Văn Chiến khẳng định: “Dạy nghề phải gắn với tạo việc làm và các học viên sau học nghề được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi để mở rộng sản xuất, kinh doanh là hai yếu tố quan trọng để việc chuyển dịch ngành nghề cho LĐNT trên địa bàn xã đạt hiệu quả cao, để Hát Lừu thực hiện thành công các tiêu chí xây dựng nôn thôn mới vào năm 2015”.

Hà Anh

Các tin khác
11 lao động tại Nga đã về nước hôm 13/5.

Hôm 13/5, 11 trong số 40 lao động (LĐ) xuất khẩu lao động (XKLĐ) tại LB Nga đã về đến Việt Nam. Số lao động còn lại quyết định tiếp tục ở lại làm việc và đã được ký hợp đồng lao động hợp pháp.

Ảnh minh họa.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài ngước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2012 là 25.637 lao động.

Thanh niên cần được định hướng nghề nghiệp.

4/10 người thất nghiệp là thanh niên, đó là con số thống kê mà Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) vừa thống kê trên toàn thế giới, tương đương với 75 triệu thanh niên không có việc làm. Ở Việt Nam, thanh niên độ tuổi từ 15-24 thất nghiệp chiếm 50,4% trong tổng số người thất nghiệp hiện nay.

Ảnh minh họa.

Loạn từ thu phí vượt rào, đến tranh giành đơn hàng giữa các doanh nghiệp, trong khi cơ quan quản lý gần như không kiểm soát được tình hình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục