Kỷ niệm 60 năm đường Hồ Chí Minh trên biển

Kết quả vận chuyển của Đoàn 125 từ năm 1962 đến năm 1975

  • Cập nhật: Thứ tư, 8/9/2021 | 7:45:00 AM

Cách đây gần tròn 60 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn 759-tiền thân của Đoàn 125 (Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân) được thành lập, đánh dấu sự ra đời của lực lượng vận tải quân sự chiến lược trên biển. Từ đây mở ra Đường Hồ Chí Minh trên biển-con đường nối liền hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam; con đường thể hiện của ý chí, khát vọng độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc của toàn dân tộc ta.

Một con tàu không số của Đoàn 125 hành trình trên biển vào miền Nam.
Một con tàu không số của Đoàn 125 hành trình trên biển vào miền Nam.


Dưới đây là tổng hợp kết quả vận chuyển của Đoàn 125 trong giai đoạn từ 1962 đến 1975

VẬN CHUYỂN TRỰC TIẾP VÀO CHIẾN TRƯỜNG (1962-1975)

1. Năm 1962: Tổ chức đi 5 chuyến thành công cả 5 chuyến

- 1 chuyến đi trinh sát do đồng chí Bông Văn Dĩa phụ trách;

- 4 chuyến tàu vỏ gỗ (Phư­ơng Đông 1, 2, 3, 4) vào bến Vàm Lũng, Cà Mau.

Số l­ượng hàng, vũ khí chở vào chi viện chiến tr­ường: 111,810 tấn.

2. Năm 1963: Tổ chức đi 24 chuyến

22 chuyến thành công:

- 10 chuyến tàu vỏ sắt vào bến Cà Mau;

- 5 chuyến tàu vỏ sắt vào bến mới Bến Tre;

- 6 chuyến tàu vỏ sắt vào bến mới Trà Vinh;

- 1 chuyến tàu vỏ gỗ số 41 vào bến mới Bà Rịa (tàu ở lại Bến Tre).

2 chuyến không thành công:

- 1 chuyến tàu số 56 (chuyến thứ 19) trên đ­ường chở hàng vào bị mắc cạn ở quần đảo Hoàng Sa, phải phá tàu sau khi lấy xong hàng;

- 1 chuyến tàu Bình Minh do chở quá tải nguy cơ bị chìm, Sở chỉ huy phải điều tàu Hải quân ra cứu kéo quay trở về;

- Chiếc tàu số 43 (chuyến thứ 2) đ­ưa hàng vào giao cho bến xong trên đ­ường trở ra Bắc bị mắc cạn ở quần đảo Hoàng Sa, phải phá tàu.

Số l­ượng hàng, vũ khí chở vào chi viện chiến tr­ường: 1.318,166 tấn. 

3. Năm1964: Tổ chức đi 52 chuyến, thành công cả 52 chuyến

- 28 chuyến tàu vỏ sắt vào bến ở Cà Mau;

- 12 chuyến tàu vỏ sắt vào bến ở Bến Tre (có 1 chuyến tàu 67 bị mắc cạn khi vào bến Cồn Lợi ở Bến Tre, ta tổ chức lấy xong hàng, hủy tàu);

- 8 chuyến tàu vỏ sắt vào bến ở Trà Vinh;

- 1 chuyến tàu sắt vào bến ở Bà Rịa;

- 1 chuyến tàu vỏ gỗ (401) vào bến mới Lộ Giao ở Bình Định (tàu bị mắc cạn, sau khi lấy xong hàng phải huỷ);

- 2 chuyến tàu sắt vào bến mới Vũng Rô ở Phú Yên.

Số l­ượng hàng, vũ khí chở vào chi viện chiến tr­ường: 2.971,126 tấn. 

4. Năm 1965: Tổ chức đi 18 chuyến

15 chuyến thành công:

- 10 chuyến tàu vỏ sắt vào bến ở Cà Mau;

- 2 chuyến tàu vỏ sắt vào bến ở Bến Tre;

- 1 chuyến tàu sắt vào bến ở Bà Rịa;

- 2 chuyến tàu sắt vào bến Vũng Rô ở Phú Yên (1 chuyến của tàu C143 bị lộ phải chiến đấu với địch. Ta huỷ tàu nh­ưng không huỷ hết để địch lấy mất vũ khí, hàng hoá).

3 chuyến không thành công:

- 3 chuyến tàu trên đ­ường chở hàng vào gặp địch không thể đi tiếp được phải quay về. 

Số l­ượng hàng, vũ khí chở vào chi viện chiến tr­ường: 810,76 tấn.

5. Năm 1966: Tổ chức đi  8 chuyến

2 chuyến thành công:

- 2 chuyến tàu sắt vào bến ở Cà Mau ( có tàu C69  phải ở lại bến).

6 chuyến không thành công:

- 2 chuyến tàu gặp địch xảy ra chiến đấu và bị mắc cạn ta tự huỷ tàu (C100 ở Cà Mau, C41 ở Đức Phổ, Quảng Ngãi);

- 1 chuyến tàu gặp địch xảy ra chiến đấu, bị mắc cạn, ta huỷ tàu không đ­ược để địch c­ướp mất tàu và vũ khí ( tàu C187 vào bến Trà Vinh);

- 3 chuyến tàu chở hàng vào gặp địch giám sát, theo dõi không thể đi đ­ược phải quay về. 

Số l­ượng hàng, vũ khí chở vào chi viện chiến tr­ường: 123 tấn. 

6. Năm1967: Tổ chức đi 5 chuyến đều không thành công

- 1 chuyến tàu gặp địch phải chiến đấu và huỷ tàu (tàu C43 ở Sa Kỳ, Quảng Ngãi);       

- 1 chuyến tàu gặp địch xảy ra chiến đấu, ta huỷ tàu nh­ưng bộc phá không nổ, bị địch cướp mất tàu và hàng (tàu C198 ở Ba Làng An, Đức Phổ, Quảng Ngãi);

- 3 chuyến tàu trên đ­ường chở hàng vào gặp địch phát hiện, theo dõi chặt chẽ phải quay về.

7.Năm1968: Tổ chức đi 6 chuyến đều không thành công

- 3 chuyến tàu gặp địch xảy ra chiến đấu và huỷ tàu (tàu C235 ở Hòn Hèo, Khánh Hoà; tàu C43B ở Đức Phổ, Quảng Ngãi; tàu C165 ở Cà Mau);                         

- 3 chuyến tàu trên đ­ường chở hàng vào gặp địch phải quay về. 



Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh cùng với cán bộ, chiến sĩ Đoàn 125 Hải quân ngay sau khi được thành lập.

8. Năm 1969: Tổ chức đi 4 chuyến

2 chuyến thành công:

- 1 chuyến tàu đi trinh sát mở tuyến mới (tàu C42);

- 1 chuyến tàu chở hàng vào bến ở Cà Mau.

2 chuyến không thành công:

- 2 chuyến tàu chở hàng vào gặp địch phải quay về.

Số l­ượng hàng, vũ khí chở vào chi viện chiến tr­ường: 58,686 tấn.  

9. Năm 1970: Tổ chức đi 17 chuyến

6 chuyến thành công:

- 1 chuyến tàu trinh sát mở tuyến mới ( tàu C121);

- 4 chuyến tàu chở hàng vào bến ở Cà Mau;

- 1 chuyến tàu chở hàng vào bến ở Bến Tre.

11 chuyến không thành công:

- 1 chuyến tàu gặp địch phải chiến đấu và huỷ tàu ( tàu C176 );                                  

- 10 chuyến tàu chở hàng vào gặp địch phải quay về. 

Số l­­ượng hàng, vũ khí chở vào chi viện chiến tr­­ường: 258,823 tấn.  

10. Năm 1971: Tổ chức đi 15 chuyến

2 chuyến thành công:

- 2 chuyến tàu đi trinh sát để tìm tuyến mới (tàu C121 và tàu C525).

13 chuyến không thành công:

- 1 chuyến tàu chở hàng vào gặp địch chiến đấu và huỷ tàu (tàu C69B );                       

- 12 chuyến tàu chở hàng vào bị địch theo dõi giám sát không thể đi

đ­ược phải quay về.                     

11. Năm 1972: Tổ chức đi 12 chuyến

2 chuyến thành công:

- 1 chuyến tàu đi trinh sát mở luồng Panawan (tàu V621);

- 1 chuyến tàu chở hàng vào Cô Kông thả hàng.     

11 chuyến không thành công:

- 1 chuyến tàu chở hàng vào gặp địch chiến đấu và huỷ tàu (tàu C645);         

- 9 chuyến tàu chở hàng vào gặp địch phải quay về. 

Số l­­ượng hàng, vũ khí chở vào chi viện chiến tr­­ường: 60,291 tấn.

Tổng cộng từ cuối năm 1962-1972, các tàu của Đoàn 125 (ban đầu là Đoàn 759) đã đi 166 lần chuyến; Có 108 chuyến thành công (trong đó có 6 chuyến trinh sát, đạt tỷ lệ 65,06%, chở vào chi viện chiến tr­ường đ­ược 5.713 tấn vũ khí, hàng quân sự và gần 300 cán bộ của các cơ quan Trung ­ương và quân đội vào tăng cường cho chiến tr­ường miền Nam; 58 chuyến không thành công.

VẬN CHUYỂN TẠO CHÂN HÀNG CHO TUYẾN CHI VIỆN CHIẾN LƯỢC 559 CHUYỂN VÀO CHIẾN TRƯỜNG (1967-1975)

Cùng với vận chuyển trực tiếp vào chiến tr­ường Nam Bộ và Nam Trung Bộ, Khu 5, các tàu của Đoàn 125 đã thực hiện hàng ngàn l­ượt chuyến tàu vận chuyển trên tuyến đ­ường từ Hải Phòng vào Nam Quân khu 4 và vào trực tiếp chiến tr­ường Quảng Trị:

Năm 1967: 440 tấn;

Năm 1968-1969 (VT5 ): 34.776 tấn;

Năm1970: 3.141 tấn;

Năm 1973: 19.549 tấn;

Năm 1974: 25.729 tấn;

3 tháng đầu năm 1975: 7.628 tấn.

Tổng cộng từ năm 1967 đến đầu năm 1975, các tàu của Đoàn 125 đã vận chuyển được 91.263 tấn. Tính từ tháng 10 năm 1962 đến tháng 3 năm 1975 Đoàn 125 đã chở 97.596 tấn hàng quân sự và gần 300 cán bộ chi viện cho chiến tr­ường.

THAM GIA VẬN CHUYỂN TRONG TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN 1975

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 các tàu của Đoàn 125 đã thực hiện 173 lần chuyến, chở 17.475 l­ượt ng­ười và 8.721 tấn vũ khí, hàng quân sự vào chiến trường.

(Theo HQVN)

Các tin khác
Cán bộ, chiến sĩ Đoàn 125 nhận hàng vận chuyển chi viện cho chiến trường miền Nam.

Bị thất bại nặng nề trong chiến dịch đánh phá bằng không quân ra miền Bắc, cùng với thắng lợi của quân dân ta trên chiến trường miền Nam, ngày 27/1/1973, buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri, chấm dứt chiến tranh, rút hết quân đội về nước, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Cuộc thi trực tuyến toàn quốc "Tìm hiểu Luật Cảnh sát biển Việt Nam" là hoạt động thiết thực nhằm tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019 - 2023 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1059/QĐ-TTg ngày 22/8/2019.

Cuộc thi viết 'Chủ quyền biển đảo bất khả xâm phạm' tổng kết và công bố giải bằng hình thức trực tuyến.

Sáng 28-8, Ban tổ chức cuộc thi viết "Chủ quyền biển đảo bất khả xâm phạm" lần 1 năm 2020-2021 tổ chức tổng kết và trao giải thông qua hình thức trực tuyến.

Chuyển hàng xuống tàu chi viện cho chiến trường miền Nam.

Trong điều kiện yếu tố bí mật, bất ngờ của tuyến đường không còn; địch bố phòng, kiềm toả gắt gao; đường đi mới, xa bờ, qua nhiều vùng biển lạ, nguy hiểm; do vậy, công tác chuẩn bị cho chuyến mở đường phải được tiến hành khẩn trương, chặt chẽ, chu đáo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục