Cách mạng Tháng Tám qua con mắt người nước ngoài

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/8/2015 | 2:00:01 PM

70 năm qua, các sử gia, nhà nghiên cứu, nhà chính trị, quân sự và nhà báo nước ngoài đã viết hàng trăm cuốn sách về cuộc Cách mạng Tháng Tám của Việt Nam. Cho đến hôm nay, các tác phẩm này vẫn thu hút được sự quan tâm lớn của dư luận.

Cuốn sách “The Vietnamese Revolution of 1945 - Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a World at War” (Cách mạng Việt Nam 1945 - Roosevelt, Hồ Chí Minh và De Gaulle trong một thế giới chiến tranh) in năm 1991 của nhà sử học Na Uy X.Tôn-nét-xơn.
Cuốn sách “The Vietnamese Revolution of 1945 - Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a World at War” (Cách mạng Việt Nam 1945 - Roosevelt, Hồ Chí Minh và De Gaulle trong một thế giới chiến tranh) in năm 1991 của nhà sử học Na Uy X.Tôn-nét-xơn.

Nhà sử học Na Uy X.Tôn-nét-xơn (S.Tonnesson) trong cuốn “The Vietnamese Revolution of 1945-Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a World at War” (Cách mạng Việt Nam 1945-Roosevelt, Hồ Chí Minh và De Gaulle trong một thế giới chiến tranh) in năm 1991, cho rằng Hồ Chủ tịch đã thực hiện tổng tuyển cử, thành lập chính phủ hợp pháp dựa trên quyền tự do dân chủ: “Cuộc cách mạng ở Việt Nam năm 1945 là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, không chỉ có vậy, đó còn là một cuộc cách mạng chính trị chống lại nền quân chủ thối nát và là một cuộc cách mạng xã hội chống lại chủ đất và những người thu thuế”. Tôn-nét-xơn cũng cho rằng: “Cách mạng Việt Nam quan trọng và không phải chỉ thuần túy trong bối cảnh Việt Nam. Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 của Việt Nam nằm trong những nguồn cảm hứng chủ yếu của một đường lối đấu tranh lớn khác sau chiến tranh, đó là quá trình phi thực dân hóa. Trong các cuộc cách mạng cộng sản, cách mạng của người Việt Nam nổi lên như là một trong những cuộc cách mạng có sức sống và làm đảo lộn nhiều nhất”.

Với nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu và sử gia người Pháp, thành công của cuộc Cách mạng Tháng Tám của dân tộc Việt Nam là sự kiện đặc biệt ấn tượng. Họ thực sự quan tâm và dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu. Một trong những chuyên gia người Pháp được nhiều người biết tới là nhà sử học A.Rút-xi-ô (Alain Ruscio). Ông đã có hơn 15 tác phẩm viết về lịch sử Việt Nam, các cuộc kháng chiến, về Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của Việt Nam. Đã hơn 30 năm nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, càng đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu, nhà sử học Rút-xi-ô càng thấy những điều hấp dẫn và cảm phục trước những thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong các cuộc kháng chiến, đặc biệt là thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám. “Chiến thắng năm 1945 của Việt Nam không chỉ là sự kiện gây bất ngờ, mà đó cũng là sự tất yếu mang tính lô-gíc trong lịch sử phong trào đấu tranh của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam là dân tộc đầu tiên trong số các dân tộc trên thế giới bị thực dân Pháp đô hộ đã thành công trong cuộc kháng chiến của mình. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã có ảnh hưởng rất lớn tới phong trào đấu tranh đòi độc lập của các nước thuộc địa trên thế giới lúc bấy giờ, nhất là các nước ở châu Phi. Khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người có vai trò quan trọng, là người đầu tiên tuyên bố độc lập của một nước thuộc địa”.

A.Rút-xi-ô còn phân tích, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa thực dân vẫn còn tồn tại, khi đó, 1/3 các dân tộc trên thế giới phải sống dưới sự chiếm đóng của thực dân Pháp, Anh và Bồ Đào Nha. Ông khẳng định: “Trong bối cảnh như vậy, Việt Nam là một tấm gương, là biểu tượng của quá trình đấu tranh giành độc lập; các dân tộc bị đô hộ cần phải lên tiếng”.

Nhà sử học nổi tiếng người Pháp S.Phuốc-ni-ô (Charles Fournieau) thì cho rằng, cuộc Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam là cuộc cách mạng hết sức quan trọng không chỉ đối với Việt Nam. Đây là cuộc cách mạng thực sự, với sự đồng lòng, chung sức của cả dân tộc; là cuộc cách mạng lớn, của toàn dân tộc Việt Nam, đứng lên giành độc lập dân tộc. Theo Phuốc-ni-ô, thực tế, cuộc cách mạng của Việt Nam đã có tác động lớn trên thế giới, nhất là đối với các nước thuộc địa khi đó. Cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đánh dấu thời điểm quan trọng trong lịch sử Việt Nam, phản ánh cuộc kháng chiến chính nghĩa của dân tộc Việt Nam chống lại sự chiếm đóng của giặc ngoại xâm, đồng thời đánh dấu sự chuyển giao sang thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam. Không những vậy, thành công của cuộc Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam còn có ý nghĩa quốc tế, bởi lẽ đây là một trong những phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đầu tiên trên thế giới. Đối với phong trào cách mạng Đông Dương cũng như thế giới, Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng.

(Theo QĐND)

Các tin khác
Trải qua 70 năm xây dựng, Công an Yên Bái ngày càng trưởng thành, là lực lượng trung thành, tin cậy của Đảng và nhân dân.

YBĐT -Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã ghi nhận cống hiến to lớn, biểu dương những thành tích tiêu biểu của lực lượng Công an tỉnh Yên Bái và phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc 70 năm qua. 

Ông Đặng Ngọc Tri bên tấm Kỷ niệm chương 70 năm Cách mạng tháng Tám.

YBĐT - Tháng Tám mùa thu lịch sử, cụm từ lãng mạn ngọt ngào ấy trong suốt 70 năm qua đã gắn với mốc son lịch sử chói lọi của dân tộc - thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, mở ra một chân trời mới hoà bình, độc lập, thống nhất cho đất nước. Mỗi độ tháng Tám về, lòng tự hào trong từng người con đất Việt lại được nhân lên gấp bội, hào khí dân tộc ấy đã tiếp thêm niềm tin vững bước vào tương lai cho dân tộc Việt Nam.

Nội quy kỳ họp được xây dựng với quy định, ngay sau khi được bầu, các chức danh đứng đầu nhà nước phải tuyên thệ nhậm chức.

Chiều 18/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự thảo Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi). Một điểm mới đáng chú ý của Dự thảo là quy định thủ tục tuyên thệ của Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án Tòa án nhân dân (TAND) tối cao thay cho việc phát biểu nhậm chức.

Hôm nay - ngày 19/8 - toàn thể dân tộc Việt Nam kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục