Việt Nam chủ động tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc

  • Cập nhật: Chủ nhật, 29/10/2017 | 5:32:06 AM

Việt Nam đã và đang tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc với tinh thần chủ động, tích cực, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, phát biểu.
Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, phát biểu.

Tuần qua tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Ủy ban Chính trị đặc biệt và Phi thực dân hóa (Ủy ban 4) Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 72 đã tổ chức cuộc họp theo đề mục "Đánh giá toàn diện các hoạt động gìn giữ hòa bình.”

Tham gia phát biểu tại cuộc họp có trên 60 nước thành viên Liên hợp quốc và đại diện một số tổ chức quốc tế, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Atul Khare, phụ trách Cục Hỗ trợ thực địa và Trợ lý Tổng Thư ký Alexander Zuev thuộc Cục Gìn giữ hòa bình đã tham dự và trình bày báo cáo tại cuộc họp.

Tại cuộc họp, các nước tham dự đều cho rằng hoạt động gìn giữ hòa bình là công cụ thiết yếu của Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

Trong nhiều năm qua, các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc đã tác động tích cực đến tình hình ở nhiều khu vực xung đột trên thế giới. Tuy nhiên, hoạt động gìn giữ hòa bình đang đứng trước những thách thức mới phức tạp, nhất là các thách thức phi truyền thống, tội phạm có tổ chức, hoạt động khủng bố...

Trong bối cảnh đó, nhiều nước hoan nghênh các sáng kiến cải tổ nhằm nâng cao hiệu quả, tối ưu hóa nguồn lực, đảm bảo năng lực thực thi của các sứ mệnh gìn giữ hòa bình.

Các nước khẳng định việc tập trung vào các công cụ ngoại giao, trung gian, hòa giải, tìm kiếm các giải pháp chính trị tiếp tục là ưu tiên trong hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, nhấn mạnh các hoạt động gìn giữ hòa bình cần phải được cải tổ để có thể phản ứng nhanh chóng, kịp thời và có hiệu quả đối với tình hình đang thay đổi liên tục.

Việt Nam hoan nghênh các đề xuất của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về tái cấu trúc Trụ cột Hòa bình và An ninh của Liên hợp quốc, các nỗ lực tổ chức và phân bổ hợp lý các nguồn lực nhằm ngăn ngừa xung đột, xây dựng và giữ vững hòa bình.

Đại sứ cũng bày tỏ chia sẻ với quan điểm của các nước Không liên kết, các nước ASEAN, theo đó các hoạt động gìn giữ hòa bình phải được tiến hành trong khuôn khổ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, tôn trọng chủ quyền quốc gia, không can thiệp công việc nội bộ và phải được sự nhất trí của các bên liên quan, không sử dụng vũ lực trừ khi để tự vệ và thực hiện sứ mệnh.

Đại sứ Nguyễn Phương Nga khẳng định Việt Nam đã và đang tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc với tinh thần chủ động, tích cực, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Hiện nay, Việt Nam đang chuẩn bị triển khai Bệnh viện dã chiến cấp II tại Nam Sudan, phù hợp với các tiêu chuẩn và yêu cầu của Liên hợp quốc.

Ghi nhận vai trò không thể thiếu của phụ nữ trong hoạt động gìn giữ và xây dựng hòa bình, Việt Nam cũng chuẩn bị cử nữ nhân viên an ninh đầu tiên tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình tại Nam Sudan.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Dự kiến cuối giờ sáng ngày 20/5, Quốc hội bắt đầu tiến hành công tác nhân sự và sáng 22/5 sẽ hoàn thành công tác nhân sự.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các Anh hùng, Dũng sỹ diệt Mỹ trong Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, tại Phủ Chủ tịch, ngày 28/2/1969.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: “Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, chói sáng mà không làm ai choáng ngợp, mới gặp lần đầu đã cảm thấy thân thiết từ lâu." Có thể nói, sự giản dị, gần gũi ở Chủ tịch Hồ Chí Minh hiếm có một vị lãnh tụ nào trên thế giới có được.

Các đoàn khách trong và ngoài tỉnh đến thăm khu di tích lịch sử Tân Trào.

Những ngày tháng 5 này khi được về mảnh đất Tân Trào, nơi Bác Hồ đã ở và làm việc, nhiều người đã không khỏi xúc động.

Đoàn xe vượt Trường Sơn chi viện cho chiến trường miền Nam với khẩu hiệu “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”.

Có một con đường ra đời đúng ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1959), đó chính là đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh, tuyến chi viện chiến lược cho miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Trên tuyến đường huyền thoại ấy, hàng vạn người đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục