Trẻ tự tin, năng động khi là “trung tâm giáo dục”

  • Cập nhật: Thứ sáu, 18/10/2019 | 11:04:05 AM

YênBái - Một giờ học chữ, số của các cháu lớp Lớn B, Trường Mầm non Hoa Phượng (thị xã Nghĩa Lộ) thật vui vẻ. Những khuôn mặt rạng ngời, đầy phấn khích khi cô giáo hướng dẫn chữ và số trên chiếc bảng nhỏ.

Một giờ học của cô và trò Trường Mầm non Hoa Phượng (thị xã Nghĩa Lộ).
Một giờ học của cô và trò Trường Mầm non Hoa Phượng (thị xã Nghĩa Lộ).

Từng chữ cái lại gắn với những con vật ngộ nghĩnh khiến trẻ càng tập trung, chú ý hơn. Đến phần sáng tạo, chúng được thỏa thích cắt, xé, dán chữ cái như cô vừa hướng dẫn rồi tự chọn màu sắc để tô chữ cái, hoặc số, tự cắt dán theo những trải nghiệm, sở thích và sự sáng tạo của mình. 

Cô Nguyễn Thu Thủy - giáo viên lớp Lớn B chia sẻ: "Trong quá trình học tập, chúng tôi khuyến khích trẻ sáng tạo theo những trải nghiệm của trẻ. Khi dạy và học theo phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì trẻ rất tự tin, năng động. Đặc biệt, các bé rất sáng tạo và thích thú khám phá mọi vật xung quanh, không còn rụt rè, nhút nhát nữa”. 

Trường Mầm non Hoa Phượng là một trong những đơn vị thực hiện tốt Chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” của thị xã Nghĩa Lộ. Được thực hiện từ năm 2016 đến nay, Chuyên đề đã phát huy được tính sáng tạo của cả cô và trò. Điểm mới của Chuyên đề chính là sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và cha mẹ trẻ, không chỉ đóng góp xây dựng cảnh quan, môi trường, trang thiết bị học tập, mà cả trong chăm sóc, giáo dục trẻ. 

Cô giáo Nguyễn Thị Chanh - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Việc tổ chức các hoạt động giáo dục theo phương pháp "lấy trẻ làm trung tâm” là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Để thực hiện hiệu quả nội dung này, Ban Giám hiệu đã chỉ đạo giáo viên tập trung triển khai phù hợp điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ; chú trọng giáo dục đạo đức, hình thành và phát triển kỹ năng sống, hiểu biết xã hội phù hợp với độ tuổi của trẻ. Đồng thời, vận động phụ huynh học sinh cùng phối hợp với nhà trường trong việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm không chỉ trong nhà trường. Cái được nhất khi thực hiện Chuyên đề đó là lòng tin của phụ huynh gửi con em tại Trường. Mối quan hệ phụ huynh và nhà trường khăng khít hơn, phối hợp tốt hơn trong công tác chăm sóc và dạy dỗ trẻ”.

Để xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả tốt nhất, ngay từ đầu các năm học, nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện của cả năm. Theo đó, môi trường, cảnh quan trong và ngoài lớp học được các cô nghiên cứu thay đổi phù hợp với chủ đề của từng tháng. 

Trong tổ chức thực hiện, giáo viên áp dụng linh hoạt các phương pháp, không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn tạo cơ hội để trẻ tự thể hiện sáng tạo, tự khám phá. 

Đơn cử như tiết học kỹ năng sống, cô giáo cho trẻ tự vệ sinh cá nhân, lấy đồ dùng chuẩn bị đi học, đến lớp xếp đồ gọn gàng... Từ đó trẻ có ý thức gọn gàng, chủ động trong sinh hoạt. Hay như tiết hoạt động góc, cô cho trẻ tự nhận góc chơi, tự chọn bạn chơi, đồ chơi yêu thích... giúp trẻ mạnh dạn, tự tin khám phá khi tham gia các hoạt động giáo dục ở lớp, ở trường. 

Cùng với đó, nhà trường chú trọng đến các hoạt động trải nghiệm ngoài trường học cho trẻ như thường xuyên tổ chức cho trẻ đi tham quan ruộng lúa, thăm đồng ngô, chợ... để trẻ giao tiếp. Hay tổ chức cho trẻ đi tham quan các danh lam thắng cảnh của địa phương như Khu tưởng niệm Bác Hồ, Khu Di tích lịch sử Căng Đồn, tham quan trường tiểu học. 

Cùng với triển khai mô hình trường học lấy trẻ làm trung tâm, nhà trường triển khai đồng bộ, hiệu quả các hoạt động, các chuyên đề như "giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non”, "giáo dục trẻ biết tự bảo vệ bản thân trong trường hợp khẩn cấp”, "giáo dục an toàn giao thông”... 

Từ đó chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ được nâng lên: tỷ lệ chuyên cần đạt 97% trở lên, bé khỏe đạt 94%, bé ngoan đạt 98,6%. Hai năm học liên tiếp gần đây, tỷ lệ huy động trẻ 4-5 tuổi đến lớp đạt 100%. Hơn cả là sự tự tin trong giao tiếp, chủ động tham gia các hoạt động, làm việc theo nhóm, có các kỹ năng cơ bản xử lý tình huống trong cuộc sống của trẻ. Đó chính là mục tiêu mà Trường mầm non Hoa Phượng hướng tới khi triển khai "Xây dựng trường học lấy trẻ làm trung tâm”.

Thanh Ba

Tags Trẻ tự tin năng động “trung tâm giáo dục”

Các tin khác
Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam cùng bà Federica Mogherini, Phó Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu về Chính sách Đối ngoại và An ninh, ký Hiệp định FPA

Hiệp định này mở đường để Việt Nam có thể tham gia vào các hoạt động quản lý khủng hoảng mang tính chất nhân đạo, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế; trong đó nguyên tắc quan trọng nhất là toàn quyền lựa chọn lĩnh vực, mức độ tham gia phù hợp với chính sách đối ngoại, nhu cầu và khả năng của mình.

Sáng 18/10, trước giờ diễn ra Đại hội chính thức, đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái lần thứ III, năm 2019 đã đặt vòng hoa, dâng hương, kính viếng hương hồn các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sỹ tỉnh và dâng hương, báo công với Bác tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu bế mạc phiên họp.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị cơ quan chức năng bám sát kết luận về từng nội dung tại phiên họp để khẩn trương hoàn chỉnh các báo cáo, bảo đảm chất lượng.

Bà Vũ Thị Hiền Hạnh - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh trao hỗ trợ cho hai mô hình phụ nữ khởi nghiệp làm du lịch cộng đồng của Hội Phụ nữ xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu.

Năm 2019 là năm thứ hai Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh thực hiện Quyết định 939 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 192 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” với nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh (KSKD).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục