Cách mạng tháng Tám và bài học về chớp thời cơ trong thời đại 4.0

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/8/2020 | 10:17:39 AM

Bài học chớp thời cơ để giành chính quyền của Cách mạng tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị trong việc nắm bắt và tận dụng các lợi ích từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Cách mạng tháng Tám 1945 là mốc son chói lọi trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa "long trời, lở đất" giành chính quyền trong cả nước.

Trong đó, Thủ đô Hà Nội là ngọn cờ đầu của cuộc Tổng khởi nghĩa này. Cách đây 75 năm, sau một thời gian chuẩn bị rất ngắn, Xứ ủy Bắc Kỳ, Thành ủy Hà Nội đã phát động nhân dân Thủ đô nổi dậy giành chính quyền.

"Ủng hộ Việt Minh! Đả đảo các cuộc xâm lăng!", sáng 19/8/1945, cả thành phố Hà Nội như rung chuyển trong những tiếng hô vang. Đúng 11h, hơn 20 vạn người tập trung trước Nhà hát Lớn, Ủy ban Khởi nghĩa đọc lời kêu gọi khởi nghĩa. Sau đó, cuộc mít tinh biến thành cuộc biểu tình vũ trang giành chính quyền.

Quần chúng cách mạng do các đơn vị vũ trang tự vệ dẫn đầu đã chia thành hai khối lớn đi chiếm các vị trí trọng yếu như: Phủ Khâm sai, Sở Bưu điện, Sở Cảnh sát hay trại lính bảo an... Trước sức mạnh áp đảo của quần chúng và lực lượng tự vệ kiên cường, hầu hết các công sở chính quyền địch đều nhanh chóng về tay nhân dân.

Tối ngày 19/8, khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội kết thúc thắng lợi. Sự kiện này như một tiếng bom vang dội nhanh chóng lan truyền khắp nơi, động viên, cổ vũ nhân dân cả nước gấp rút nổi dậy giành chính quyền.

Thắng lợi ở Hà Nội cũng đã tạo điều kiện để Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chuyển đại bản doanh về Hà Nội. Cũng từ đây, như một phản ứng dây chuyền, khởi nghĩa diễn ra dồn dập trên khắp cả nước. Một câu hỏi đặt ra là điều gì đã giúp dân tộc Việt Nam nhất tề đứng lên theo kêu gọi của Việt Minh và giành thắng lợi trọn vẹn chỉ trong thời gian ngắn. Câu trả lời nằm ở đường lối lãnh đạo đúng đắn khi Đảng biết tận dụng thời cơ đến. Thời cơ ngàn năm có một nên "dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết phải dành lại được độc lập".

Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội gợi mở một phương thức khởi nghĩa giành chính quyền mà không đổ máu. Đến ngày 28/8/1945, cuộc khởi nghĩa thành công ở Hà Tiên và Đồng Nai Thượng đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của tổng khởi nghĩa trên phạm vi cả nước.

Vừa tròn 75 năm kể từ thành công của Cách mạng tháng Tám, bài học về tranh thủ và chớp thời cơ vẫn còn nguyên tính thời sự trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư - Cuộc cách mạng đang làm thế giới thay đổi mạnh mẽ với rất nhiều cơ hội và thách thức.

Thời cơ sẽ vụt qua nếu chúng ta bỏ lỡ vì thế, nắm bắt xu thế của thế giới là đòi hỏi tất yếu, đòi hỏi sự chủ động và mức độ sẵn sàng để tận dụng các lợi ích từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại. Có như thế mới tạo ra sự thay đổi căn bản trong mô hình tăng trưởng trong tương lai và bước lên nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.

(Theo VTV)

Các tin khác
Vườn hoa Hồng Hà, thành phố Yên Bái được xây dựng trên nền Vườn hoa Nhà kèn năm xưa. (Ảnh: Internet)

Di tích lịch sử văn hóa Vườn hoa Nhà kèn gắn với cụm di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Lễ đài Sân vận động thành phố Yên Bái những năm qua luôn nhận được sự quan tâm, đầu tư nâng cấp của cấp ủy, chính quyền địa phương. Đây là một trong những “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam gặp gỡ nhân dân trong dịp Lễ phát động

Mùa thu của Tháng Tám năm 1945 ấy mãi mãi vẫn là mùa thu đẹp nhất. Bởi, đó là mùa thu của chiến thắng, của cởi bỏ gông xiềng thực dân với niềm vui, niềm tự hào của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc...

Lần lượt từ trái qua phải: Cụ Phạm Văn Xiển, đồng chí Lê Xuân Huynh và đồng chí Bùi Hồng Hải.

Truyền thống cách mạng 75 năm qua đã được các thế hệ người Việt Nam hun đúc. Những ngày lịch sử, người dân Yên Bái lại ngẫm về những gì đã qua và dự định nhiều điều cần phát huy, để đóng góp nhiều hơn cho quê hương, đất nước.

Đại tá Đặng Hồng Đức - Giám dốc Công an tỉnh (thứ ba, phải sang) kiểm tra công tác đảm bảo an ninh trật tự tại xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu.

Ngày 19/8 được Đảng và Nhà nước quyết định là Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam. Cùng với sự ra đời của các ty công an ở các địa phương trong cả nước, ngày 16/8/1946, Ty Công an Yên Bái cũng chính thức được thành lập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục