Hôm nay (23/10), Quốc hội thảo luận về Luật Phòng, chống HIV/AIDS

  • Cập nhật: Thứ sáu, 23/10/2020 | 9:26:27 AM

Quốc hội tiến hành thảo luận trực tuyến về dự án Luật Phòng, chống HIV/AIDS và quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long sẽ giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội nêu.

Tiếp tục chương trình làm việc của Quốc hội, sáng 23/10, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).

Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).

Sau đó Quốc hội tiến hành thảo luận trực tuyến về dự án Luật và quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long sẽ giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội nêu.

Việc sửa đổi, bổ sung dự án Luật nhằm thể chế quan điểm, chủ trương Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, trong đó có mục tiêu "cơ bản chấm dứt dịch bệnh AIDS" vào năm 2030 và giải pháp "tăng cường nguồn lực trong nước cho công tác phòng, chống HIV/AIDS…".

Trên cơ sở các ý kiến góp ý của UBTVQH tại phiên họp thứ 47 và phiên họp toàn thể lần thứ 18 của Ủy ban về các vấn đề Xã hội thẩm tra chính thức dự án Luật, dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến gồm 3 điều, bổ sung vào 14 điều luật và bãi bỏ 2 điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS.

Dự án Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý, có một số nội dung lớn tiếp tục cần xin ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 gồm: Về tăng cường tiếp cận thông tin người nhiễm HIV; can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV; kinh phí xét nghiệm HIV tự nguyện để dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con; nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS; quỹ hỗ trợ, điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV…

Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Chiều 23/10, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi).

Quốc hội sẽ thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật và cơ quan trình, cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp báo cáo, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) đã được các đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9; UBTVQH xem xét, cho ý kiến tại phiên họp thứ 46.

Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 10 gồm 8 chương, 76 điều, quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho người lao động; quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước; chính sách đối với người lao động; quản lý nhà nước, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Những nội dung của dự thảo Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý bao gồm: Đối tượng áp dụng; chính sách của Nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước; trách nhiệm quản lý nhà nước về người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2022.

(Theo VTV)

Các tin khác
Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng kiểm tra công tác phòng chống tham nhũng tỉnh Yên Bái năm 2019. (Ảnh: Đức Toàn)

9 tháng năm 2020, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh đã thực hiện 11 cuộc kiểm tra việc công khai, minh bạch trong các hoạt động như: quy trình, thủ tục hành chính tiếp nhận và xử lý công việc của tổ chức, công dân tại các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp nhà nước.

Tỉnh đoàn Yên Bái tham gia ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiệt hại do bão lũ gây ra.

Mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và cán bộ, chiến sĩ các đơn vị lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh ủng hộ tối thiểu 1 ngày lương; mỗi hộ gia đình ở thành thị ủng hộ từ 20.000 đồng trở lên, mỗi hộ ở nông thôn ủng hộ ít nhất 10.000 đồng.

Ban Tổ chức tang lễ và gia đình đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái khóa XVIII, Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương, Thứ trưởng Bộ Nội vụ trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:

Lực lượng cứu hộ, cứu nạn hành quân tới hiện trường vụ sạt lở trong điều kiện vô cùng khó khăn do đường giao thông có nhiều điểm bị sạt lở nghiêm trọng.

Ngày 22/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có thư gửi toàn thể cán bộ, chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam. Sau đây là toàn văn bức thư:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục