Bộ Chính trị ban hành quy định mới về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ

  • Cập nhật: Thứ ba, 9/11/2021 | 2:26:52 PM

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa ký Quy định 41-QĐ/TW về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ.

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa thay mặt Bộ Chính trị ký Quy định 41 về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa thay mặt Bộ Chính trị ký Quy định 41 về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ

 
Quy định 41-QĐ/TW (QĐ41) quy định nguyên tắc, thẩm quyền, căn cứ, quy trình xem xét việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý. Quy định này áp dụng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị (gọi chung là cán bộ).

Theo quyết định trên, việc xem xét đối với cán bộ xin từ chức được căn cứ vào một trong các trường hợp như:

Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng; có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định; hoặc vì lý do chính đáng khác của cá nhân.

Bên cạnh đó, cán bộ sẽ bị xem xét cho miễn nhiệm chức vụ nếu rơi vào một trong các trường hợp: Bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách nhưng uy tín giảm sút không thể đảm nhiệm chức vụ được giao. Bị kỷ luật khiển trách hai lần trở lên trong cùng một nhiệm kỳ hoặc trong thời hạn bổ nhiệm.

Hoặc những cán bộ có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định; hoặc có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.

Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi đang công tác.

Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng đến mức phải miễn nhiệm.

Về nguyên tắc, Đảng sẽ kiên quyết, kịp thời xem xét cho miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ khi có đủ căn cứ. Không thực hiện việc cho từ chức đối với cán bộ thuộc trường hợp phải miễn nhiệm.

Các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, cơ quan, đơn vị cấp trên có quyền yêu cầu cấp dưới xem xét, thực hiện việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ khi có đủ căn cứ theo QĐ41.

Theo đó, cán bộ bị xem xét cho miễn nhiệm chức vụ khi để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng.

Người đứng đầu lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực thì tùy tính chất, mức độ sai phạm để xem xét cho từ chức.

Đồng thời cán bộ bị cho từ chức khi để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng.

Về quy trình, khi có đủ căn cứ miễn nhiệm, từ chức, chậm nhất trong thời gian 10 ngày làm việc thì cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ hoặc cơ quan tham mưu về công tác cán bộ có trách nhiệm trao đổi với cán bộ và đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc miễn nhiệm cán bộ, cho cán bộ từ chức trong thời gian 10 ngày làm việc, trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì có thể kéo dài không quá 15 ngày làm việc.

QĐ41 thay thế Quy định 260-QĐ/TW, ngày 2-10-2009 của Bộ Chính trị và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 3-11-2021.

(Theo TTO)

Các tin khác
4 bộ trưởng Y tế, Giáo dục, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động sẽ trả lời chất vấn tại kỳ họp 2

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ có 90 phút trình bày tại phiên chất vấn, trả lời chất vấn của Quốc hội vào sáng ngày 12-11.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu (Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội).

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng giám đốc bệnh viện giỏi chuyên môn là rất cần thiết nhưng không chắc đã nắm vững về quản lý với các quy định lắt léo như hiện nay.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trao Nghị quyết và tặng hoa cho các Tổ chức Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam.

Tổ chức Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV do Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch.

Đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy gặp gỡ, trao đổi với các đảng viên Chi bộ Tổ dân phố số 2, Đảng bộ phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái (ảnh chụp tháng 11/2020).

“Các chi bộ đã lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm cần trao đổi, thảo luận thẳng thắn theo hướng đi sâu, đi sát, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, đưa ra những nghị quyết đúng, trúng và hợp lòng dân. Các chi bộ đã thể hiện rõ nét, toàn diện vai trò lãnh đạo, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới” - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy khẳng định khi trực tiếp dự các buổi sinh hoạt tại các chi bộ cơ sở trong thời gian qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục