Phát biểu thảo luận tại Hội trường: Đại biểu Nguyễn Quốc Luận đề nghị Chính phủ quan tâm tháo gỡ cho xuất khẩu

  • Cập nhật: Thứ ba, 9/11/2021 | 4:34:50 PM

YênBái - Chiều 9/11, trong phiên họp tập trung tại Hội trường Diên Hồng, thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Yên Bái, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Luận đã phát biểu ý kiến thảo luận về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.

Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Luận đã phát biểu ý kiến thảo luận chiều 9/11 tại Nhà Quốc hội.
Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Luận đã phát biểu ý kiến thảo luận chiều 9/11 tại Nhà Quốc hội.

Mở đầu tham luận, đại biểu Nguyễn Quốc Luận bày tỏ thống nhất và đánh giá cao dự thảo báo của của Chính phủ trình Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Báo cáo đã đánh giá khách quan, toàn diện những kết quả đã đạt được và rất thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế và những nguyên nhân trên từng lĩnh vực. 

Cho rằng các nhiệm vụ giải pháp trong 3 tháng cuối năm, những nhiệm vụ giải pháp năm 2022 đã bám sát và cụ thể hóa kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII tại hội nghị lần thứ tư, ông Luận tham gia về phương án cho phép các địa phương được sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để tập trung cho công tác phòng chống COVID-19. 

"Tôi đồng tình cao với phương án này sẽ giúp cho các địa phương có thêm nguồn lực, chủ động kinh phí cho phòng chống dịch. Tuy nhiên đối với các tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách, hưởng "trợ cấp” lớn từ ngân sách Trung ương, tôi đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính sớm tổng hợp, hỗ trợ kinh phí để các địa phương có nguồn lực, đảm bảo phòng chống dịch kịp thời, hiệu quả. Vì thực tế hiện nay đã có những địa phương sử dụng vượt quá mức quy định của nguồn dự phòng ngân sách và quỹ dự trữ tài chính địa phương theo quy định” - ông Luận nói.

Về các giải pháp về phục hồi phát triển kinh tế, đại biểu bày tỏ mong muốn Chính phủ hết sức quan tâm đến việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là thúc đẩy phát triển hàng hóa. 

Đại biểu cho biết, hiện rất nhiều hàng hóa của các doanh nghiệp sản xuất ra, hầu như không xuất khẩu được do chúng ta chưa mở cửa lại thị trường, chưa mở cửa để các khách hàng, chuyên gia quốc tế nhập cảnh vào Việt Nam để thực hiện giao dịch; chưa tìm kiếm đầu ra cho hàng hóa một cách đa dạng cho thị trường hàng hóa. Trên thực tế, có những mặt hàng, khách hàng quốc tế phải vào xem trực tiếp thì mới ký hợp đồng mua bán. 

Viện dẫn mặt hàng đá trắng của Yên Bái hiện xuất khẩu sang nhiều quốc gia, nhưng muốn bán được phải có khách hàng nhập cảnh, giao dịch, cho nên dẫn đến hàng tồn kho nhiều, đại biểu rất mong Chính phủ quan tâm tháo gỡ cho xuất khẩu, có giải pháp để chuyên gia, khách hàng nhập cảnh vào trong nước để thực hiện việc kết nối giao dịch mua hàng.

Thống nhất với các bộ chỉ tiêu, mục tiêu chủ yếu năm 2022, các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong báo cáo của Chính phủ, đại biểu đã tham gia thêm 2 giải pháp: 

Thứ nhất là liên quan đến thúc đẩy chuyển đổi số, đề nghị Chính phủ xem xét, sớm hoàn thiện khung - khổ pháp lý cho chuyển đổi số, bao gồm cả chuyển đổi số trong khu vực doanh nghiệp và chuyển đổi số trong khu vực hành chính sự nghiệp của Nhà nước. 

Đại biểu nêu ý kiến, trong báo cáo của Chính phủ mới chỉ nhấn mạnh chuyển đổi số trong doanh nghiệp, hợp tác xã, các ngân hàng phục vụ cho việc thanh toán trực tuyến, nhưng tôi cho rằng, đồng thời với đó cũng cần chú trọng đến chuyển đổi số ở khu vực hành chính sự nghiệp, như thế mới đảm bảo tính đồng bộ. 

Đại biểu khẳng định, thực tế trong công tác chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 thời gian qua, nếu như chúng ta có công cụ số, công nghệ thông tin, có nền tảng cơ sở dữ liệu đã được chuẩn hóa và số hóa sẽ thuận lợi hơn rất nhiều cho các địa phương, cho Chính phủ trong điều hành kinh tế xã hội trong phòng chống dịch bệnh.

Thứ hai, đồng tình với nhóm giải pháp liên quan đến thúc đẩy liên kết vùng nêu trong báo cáo của Chính phủ, ông Luận cho rằng vấn đề khó khăn nhất hiện nay là thiếu cơ chế quản lý, kiểm soát phát triển vùng, thúc đẩy liên kết vùng và mô hình tổ chức quản lý nguồn vốn phát triển vùng. 

Đại biểu cho biết, giai đoạn trước đây chúng ta cũng đã có những đồ án quy hoạch vùng, như trong lĩnh vực xây dựng có xây dựng đồ án quy hoạch vùng, rồi có các ban chỉ đạo thực hiện các quy hoạch vùng nhưng hiệu quả hoạt động còn rất khiêm tốn, dẫn đến có tình trạng trong vùng có quy hoạch vùng nhưng phát triển cát cứ, mạnh địa phương nào, địa phương đó phát triển, không có sự tương hỗ chia sẻ lẫn nhau, phát triển thiếu liên kết vùng. 

"Để phát triển liên kết vùng, tôi đề nghị cần phải có quy hoạch vùng và các cơ chế chính sách về quản lý, kiểm soát phát triển vùng, cũng như mô hình cơ quan quản lý phát triển vùng với sự tham gia của các địa phương thì mới có thể có hiệu quả” - đại biểu Luận phát biểu.

Được biết, chiều 9/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận về Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; Báo cáo về công tác phòng, chống dịch COVID-19; thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022 và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước giai đoạn 2022-2024.

Minh Quang (lược ghi)

Tags Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Luận thảo luận Nhà Quốc hội Hội trường Diên Hồng phòng chống COVID-19 xuất khẩu liên kết vùng

Các tin khác
Quang cảnh buổi làm việc giữa lãnh đạo huyện Trấn Yên và đoàn công tá huyện Cam Lộ.

Trong 2 ngày 7 - 8/11/2021, đoàn công tác của huyện Cam Lộ đã đến tham quan, học tập xây dựng mô hình trồng, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ cây quế tại huyện Trấn Yên.

Lễ tôn vinh 50 gương sáng pháp luật 2021.

Ngày Pháp luật đã trở thành sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng trong đời sống xã hội của đất nước; ngày càng lan tỏa, góp phần khơi dậy tinh thần, nâng cao ý thức tôn trọng và làm theo Hiến pháp, pháp luật của cán bộ, nhân dân.

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa thay mặt Bộ Chính trị ký Quy định 41 về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa ký Quy định 41-QĐ/TW về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ.

4 bộ trưởng Y tế, Giáo dục, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động sẽ trả lời chất vấn tại kỳ họp 2

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ có 90 phút trình bày tại phiên chất vấn, trả lời chất vấn của Quốc hội vào sáng ngày 12-11.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục