Sáng nay (31/5), Quốc hội nghe báo cáo 3 dự án Luật

  • Cập nhật: Thứ hai, 31/5/2010 | 1:50:09 PM

Sáng nay, 31-5, Quốc hội nghe các báo cáo của Chính phủ và các Uỷ ban của Quốc hội báo cáo về 3 dự án Luật: Luật Thuế bảo vệ môi trường; Luật Thanh tra (sửa đổi) và Luật Khoáng sản (sửa đổi). Đây là 3 dự án luật được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh trình bày trước Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh trình bày trước Quốc hội.

Trình bày trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết, nước ta hiện chưa có một sắc thuế riêng về bảo vệ môi trường để thu trên những hàng hóa mà khi sử dụng gây ô nhiễm môi trường. Việc thu thuế này nhằm hạn chế sản xuất và tiêu dùng những mặt hàng như vậy.

Theo đó, dự kiến các đối tượng chịu thuế môi trường bao gồm: xăng dầu (xăng các loại, nhiên liệu bay, diesel, dầu hỏa, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn), than, môi chất làm lạnh chứa Hydro – Clo – Fo – Carbon (HCFC), túi nhựa xốp (túi nilông), thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm hạn chế sử dụng. Người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu các loại hàng hóa kể trên.

Về biểu khung thuế, dự thảo Luật quy định Biểu khung thuế môi trường với mức thuế tuyệt đối tối thiểu và mức thuế tuyệt đối tối đa. Đơn cử, với xăng dầu thì mức tối đa trong khung quy định là 4.000 đồng/ lít xăng; 2.000 đồng/lít dầu. Đối với túi nhựa xốp, mức thu từ 20.000 – 30.000 đồng/kg, tương đương 100 – 150% giá bán hiện hành...

Báo cáo thẩm tra dự án, Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cho rằng, việc ban hành Luật thuế bảo vệ môi trường là cần thiết, nhằm tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, ổn định điều chỉnh toàn diện các hành vi tác động tiêu cực đến môi trường... 

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Phạm Khôi Nguyên.

Tuy nhiên, Luật sẽ có tác động nhất định đến việc tăng giá một số hàng hóa; vì vậy đề nghị Chính phủ đánh giá đầy đủ hơn về tác động của luật đến sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng; từ đó có giải pháp xử lý hữu hiệu, đồng thời xác định lộ trình áp dụng phù hợp.

Một số ý kiến trong Uỷ ban này đặt câu hỏi: khi ban hành Luật này thì có tiếp tục duy trì hệ thống quy định về phí môi trường như hiện nay hay không, vì những mặt hàng nói trên đang phải chịu phí môi trường. Mặc dù vậy, đa số ý kiến trong Uỷ ban cho rằng có sự khác nhau giữa thuế bảo vệ môi trường và phí môi trường; cần phân định rõ sự khác nhau về bản chất giữa hai loại thuế và phí này. Nguồn thu ngân sách từ thuế bảo vệ môi trường cũng được xem là không lớn, vì đối tượng chịu thuế rất hẹp.

Một trong những ý kiến tranh luận đáng lưu ý khác của các thành viên Uỷ ban Tài chính Ngân sách là việc dự thảo luật này quy định hàng hóa gây ô nhiễm môi trường thuộc đối tượng chịu thuế nếu không sử dụng trong nước mà xuất khẩu thì không phải chịu thuế bảo vệ môi trường.

Nhiều thành viên Uỷ ban cho rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ môi trường chung trên trái đất, vì vậy cần quy định nghĩa vụ nộp thuế bảo vệ môi trường đối với cả hàng hóa sản xuất để xuất khẩu gây ô nhiễm môi trường.

(Theo SGGP)

Các tin khác

YBĐT - HĐ ND tỉnh Yên Bái tổ chức hội nghị thống nhất dự kiến nội dung, chương trình chuẩn bị kỳ họp thứ 18 HĐN D tỉnh khóa 18/ Sở GD & ĐT tỉnh Yên Bái tổ chức hội nghị điển hình tiên tiến toàn ngành giai đoạn 2005 - 2010/ Hội LHPN tỉnh tổ chức hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến/ Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thăm và tặng quà các với các tăng ni, phật tử trong tỉnh Yên Bái... và một số thông tin khác

Bộ trưởng Vũ Văn Ninh (trái):

Ngày 28-5, Quốc hội (QH) đã thảo luận quyết toán ngân sách 2008. Không khí góp ý khá “nóng” bởi có nguồn tiền nằm ngoài ngân sách, QH không thể kiểm soát hết ngân sách Chính phủ đã chi.

Đại biểu Nguyễn Văn Tuyết: “Sao không chuyển bội thu để giảm bội chi?”

“Nguồn bội thu 13.800 tỷ đồng của ngân sách TƯ năm 2009 thì đã chi thưởng tăng thu tới...4.900 tỷ đồng. Còn tăng thu ngân sách địa phương thuộc quyền địa phương, không thể điều động được để giảm bội chi”…

ĐB Đồng Hữu Mạo (Thừa Thiên - Huế) phát biểu về việc cắt điện luân phiên.

Cắt điện vô tội vạ, lãng phí ngân sách vì lễ hội tràn lan, đặc biệt là tình trạng dễ dãi trong cấp phép khai thác tài nguyên khoáng sản để lại hậu quả ô nhiễm môi trường nghiêm trọng... là những vấn đề được các đại biểu (ĐB) QH “xới” lên tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại nghị trường hôm qua 27.5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục