Kỳ họp thứ 3 Quốc Hội: Thảo luận lương tối thiểu

  • Cập nhật: Thứ tư, 23/5/2012 | 8:29:14 AM

Ngày 23-5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Bộ luật lao động (sửa đổi) và nghe tờ trình đề nghị bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến.

Phiên thảo luận dự thảo Bộ luật lao động (sửa đổi) được truyền hình trực tiếp lúc 8g trên kênh VTV1 hôm nay. Nội dung đáng chú ý nhất tại dự thảo là quy định về chế độ tiền lương, đặc biệt là quy định về mức lương tối thiểu. Theo đó, mức lương tối thiểu được xác định căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, điều kiện kinh tế - xã hội, mức tiền lương trên thị trường lao động.

Mức lương tối thiểu có thể xác lập theo giờ, theo vùng và theo ngành. Một nội dung được các đại biểu thảo luận sôi nổi tại kỳ họp trước đây là quy định về giờ làm thêm, trong đó không ít ý kiến không nhất trí quy định tăng thời gian làm thêm tối đa từ 300 giờ/năm lên 360 giờ/năm.

Buổi chiều vào lúc 16g30, Quốc hội sẽ họp riêng (chỉ có sự tham dự của các đại biểu) để nghe trưởng Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Nương trình bày tờ trình đề nghị bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An.

Sau cuộc họp này, chiều 24-5 các đoàn đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận về bãi nhiệm và sẽ bỏ phiếu bãi nhiệm vào sáng 26-5.

Trong phiên họp ngày 22-5, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường để cho ý kiến về hai dự thảo Luật phòng chống tác hại thuốc lá và Luật phòng chống rửa tiền. Với dự thảo Luật phòng chống rửa tiền, điều luật được các đại biểu tham gia ý kiến nhiều nhất là việc quy định đối tượng phòng chống rửa tiền khách hàng nước ngoài là cá nhân có ảnh hưởng chính trị - những người được giao phó chức năng công đặc biệt tại nước khác.

Nhiều ý kiến đồng ý với Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải đưa thêm những người thân có quan hệ huyết thống là cha, mẹ, vợ, con, anh, chị, em ruột của cá nhân có ảnh hưởng chính trị đó vào đối tượng điều chỉnh.

Đặc biệt, đại biểu Lê Bá Thuyền (Lâm Đồng) còn kiến nghị đưa cả những cán bộ cấp cao vào đối tượng điều chỉnh. Nhiều đại biểu còn nêu ý kiến về sự thiếu triệt để trong dự thảo luật. Đại biểu Đỗ Văn Đương (Hà Nội) nêu: “Dự thảo chưa liệt kê được hành vi rửa tiền. Đây là điều đáng tiếc, bởi như Luật phòng chống tham nhũng cũng đã nêu ra được 12 hành vi. Nếu không liệt kê được hành vi thì làm sao có thể phòng chống, đề nghị bổ sung”.

Đại biểu Đương cho rằng việc dự thảo luật chỉ quy định phòng chống rửa tiền qua ngân hàng là “hàng rào” quá mỏng. Bởi rửa tiền thì có nhiều kênh, không chỉ ngân hàng mà có cả đầu tư vào nhà hàng, khách sạn, chứng khoán...

Phát biểu về dự thảo Luật phòng chống tác hại thuốc lá, đại biểu Vương Đình Huệ (bộ trưởng Bộ Tài chính) và cũng là quan điểm của bộ này khi có ý kiến đề xuất trích 2% từ thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng trong kinh doanh thuốc lá để lập quỹ phòng chống tác hại thuốc lá.

Theo Bộ trưởng Vương Đình Huệ, về nguyên tắc thuế phải được thu tổng thể sau đó mới được phân bổ trở lại cho từng mục tiêu. Việc lồng ghép chính sách xã hội vào chính sách thuế sẽ tạo ra nhiều bất cập.

(Theo TTO)

Các tin khác
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng NDCM Lào Bounthong Chitmany.

Chiều 22/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Lào, Tổng Thanh tra Chính phủ Lào Bounthong Chitmany, đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái tại kỳ họp.

YBĐT - Sáng 22/5, sau phần trình bày của Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội (QH), Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của QH Trương Thị Mai trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá, các đại biểu đã tập trung thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo luật này.

Đồng chí Trần Văn Mộc (đứng giữa) - Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn kiểm tra tình hình sản xuất tại xã Phù Nham.
(Ảnh: Ngọc Sơn)

YBĐT - Tập trung xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh trong giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020, Đảng bộ huyện Văn Chấn (Yên Bái) hướng trọng tâm vào nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng; xây dựng Đảng bộ, chính quyền vững mạnh đồng thời củng cố Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức đoàn thể đi vào hoạt động hiệu quả.

Đây là nội dung Chỉ thị về việc chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thủ tướng Chính phủ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục