Tái cơ cấu kinh tế trước hết phải tạo sự ổn định, mấu chốt là xử lý lạm phát
- Cập nhật: Thứ năm, 24/5/2012 | 4:36:07 PM
YBĐT - Tái cơ cấu kinh tế trước hết phải tạo sự ổn định, mấu chốt là xử lý lạm phát. Đó là ý kiến của đại biểu Dương Văn Thống - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái tại phiên thảo luận về Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế chiều 24/5.
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường.
|
Đại biểu Phùng Quốc Hiển cho rằng, sau rất nhiều năm nước ta có mức tăng trưởng kinh tế khá. Nhưng do lạm phát khủng hoảng kinh tế năm gần đây đòi hỏi Chính phủ cần tái cấu trúc nền kinh tế với mục tiêu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp vào năm 2030.
Khi nền kinh tế có vấn đề, sức dẻo dai của nền kinh tế nước ta hạn chế, Chính phủ phải đặt mục tiêu quan trọng chuyển nguồn đầu tư từ những nơi kém hiệu quả sang nơi có hiệu quả. Nếu đầu tư bình quân thì khó có thể tái cấu trúc nền kinh tế.
Trong Đề án của Chính phủ chưa thể hiện rõ lắm về vấn đề tái cấu trúc. Khi Chính phủ lựa chọn nền kinh tế toàn diện với 3 khâu đột phá đó là: tái cấu trúc thị trường tài chính; đầu tư, đầu tư công; cơ cấu lại doanh nghiệp, trong đó có DNNN. Nếu không có biện pháp đồng bộ sẽ gặp khó khăn khi thực hiện Đề án.
Thực trạng số DN hoạt động rất thấp kể cả lúc khó khăn và trong điều kiện thuận lợi. Thực tế chỉ có trên 50% DN hoạt động thường xuyên. Do đó, không nên níu kéo hỗ trợ tất cả các DN mà hỗ trợ có trọng tâm trọng điểm.
Việc DNNN xảy ra một loạt hoạt động thua lỗ, kém hiệu quả có khâu quản lý chưa chặt chẽ, chưa đủ trình độ để quản lý DN. Đầu tư công hiệu quả không cao nên Chính phủ đã có một loạt chính sách điều chỉnh và có quyết sách hiệu quả như Chỉ thị 1792 đã triển khai. Cùng với đó, trong thị trường tài chính, nhiều ngân hàng thua lỗ phải xử lý, cơ cấu sắp xếp, sáp nhập lại.
Về nguồn lực phải sử dụng tổng thể không chỉ từ nguồn lực tài chính mà còn có nguồn tài nguyên về mặt trí tuệ, nhân lực mới là hàng đầu. Vì vậy, Chính phủ nên có phương án về nguồn nhân lực trong thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế.
Đại biểu Giàng A Chu nêu quan điểm, tái cơ cấu để khắc phục yếu kém và làm sao thu hút được nguồn lực bên ngoài, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng. Đại biểu quan tâm tái cơ cấu phải đi liền với cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ từ T.Ư đến địa phương, bảo đảm môi trương đầu tư thông thoáng hướng tới môi trường cạnh tranh lành mạnh, công khai.
Tái cơ cấu liên quan một loạt chính sách pháp luật phải điều chỉnh là một trong nội dung phải quan tâm. Khi tổ chức thực hiện Đề án phải cụ thể từ bộ ngành đến địa phương, DN, bảo đảm thực hiện hiệu quả Đề án.
Đại biểu Dương Văn Thống cho rằng, Đề án tái cơ cấu phải tiếp tục phân tích và đánh giá sâu hơn vấn đề về lạm phát, tư duy chụp giật, chính sách tài khóa yếu kém. Từ lạm phát cao, tư duy chụp giật, tài chính lướt sóng… thì chính sách nhiều kẽ hở không thực hiện nghiêm khiến nhiều lĩnh vực như khai thác khoáng sản... đều có thể “vận dụng” được chính sách.
Đại biểu đề nghị, tái cơ cấu kinh tế trước hết phải tạo sự ổn định, mấu chốt là xử lý lạm phát, bắt chúng mạch trong sử dụng nguồn tài chính về nguyên nhân yếu kém. Đề án tái cơ cấu gắn với đổi mới nền tăng trưởng và nâng cao đổi mới thể chế, hiệu lực quản lý nhà nước.
Cũng trong phiên họp chiều, các đại biểu cho ý kiến về việc bãi nhiệm tư cách đại biểu QH đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến, Đoàn đại biểu QH tỉnh Long An để QH đưa ra biểu quyết vào cuối tuần này.
Huy Văn
Các tin khác
YBĐT - Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Công Bình cho rằng, công tác dự báo, thống kê chưa được tốt, sát thực tế. Nên Chính phủ cần có giải pháp tốt hơn đề khắc phục vấn đề này.
YBĐT - Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đang từng bước được mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi người dân trên địa bàn phường Trung Tâm, thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) cụ thể thành những việc làm thiết thực.
YBĐT - Trong những năm qua, Thành ủy Yên Bái đã triển khai thực hiện hiệu quả Quy định 76-QĐ/TW ngày 15/6/2000 của Bộ Chính trị về đảng viên đang công tác tại các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp về giữ mối liên hệ với chi ủy, Đảng ủy và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành chỉ thị về tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước.