Tăng thời gian chất vấn tại Quốc hội lên 3 ngày

  • Cập nhật: Thứ ba, 17/7/2012 | 8:27:24 AM

UBTVQH đề nghị xem xét tăng thời gian chất vấn và trả lời chất vấn từ 2,5 ngày lên 3 ngày để các Bộ trưởng báo cáo việc thực hiện lời hứa.

Ngày 17/7, UB TVQH khai mạc kỳ họp thứ 9, một trong những nội dung của ngày làm việc là UB TVQH cho ý kiến về việc chất vấn, trả lời chất vấn.

Tăng thời gian chất vấn tại kỳ họp thứ 4 của Quốc hội lên 3 ngày

Về nội dung chuẩn bị kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XIII, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, dự kiến Quốc hội làm việc khoảng 22,5 ngày; họp phiên trù bị và khai mạc vào thứ hai (22/10/2012) và bế mạc vào thứ tư (21/11/2012).

Cùng với đó, không bố trí Quốc hội làm việc ngày thứ bảy để dành thời gian cho việc nghiên cứu tài liệu.

Trong số 22,5 ngày làm việc, Quốc hội dành 12,5 ngày cho công tác xây dựng pháp luật và 10 ngày cho các vấn đề kinh tế - xã hội, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.

Một số vấn đề đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội quan tâm chỉ đạo tại kỳ họp thứ 4 được Chủ nhiệm Nguyễn Hạnh Phúc truyền đạt cụ thể, trong đó có việc đề nghị UB TVQH chỉ đạo sát sao việc giám sát thực hiện Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3;

Đồng thời, đề nghị xem xét tăng thời gian chất vấn và trả lời chất vấn từ 2,5 ngày như thông lệ lên 3 ngày để có thể bố trí các bộ trưởng báo cáo về việc thực hiện lời hứa tại kỳ họp thứ 2 và kỳ họp thứ 3 (đối với những vụ việc bức xúc, đến thời hạn trả lời đại biểu Quốc hội như đã hứa).

Cũng theo ông Phúc, nhằm tiết kiệm và rút ngắn thời gian, kỳ họp thứ 4 đề nghị tiếp tục triển khai việc gửi tài liệu dưới dạng điện tử và chỉ gửi tài liệu là văn bản giấy theo đăng ký của ĐBQH và các tài liệu mật hoặc có nội dung nhạy cảm.

Cũng theo Chủ nhiệm Nguyễn Hạnh Phúc, do kỹ năng và các điều kiện bảo đảm cho việc tự nghiên cứu tài liệu của ĐBQH ngày càng được tăng cường, nên đề nghị tại kỳ họp thứ 4 này, tiếp tục giảm tối đa việc nghe đọc văn bản tại hội trường.

Cụ thể, chỉ đọc toàn văn diễn văn khai mạc kỳ họp, bế mạc kỳ họp.

“Nếu thực hiện như trên sẽ rút ngắn được 5 ngày đọc văn bản, trong đó 2,5 ngày để tăng thêm cho việc thảo luận, kỳ họp sẽ rút ngắn 2,5 ngày” – ông Phúc cho biết.

Dự kiến chương trình kỳ họp trình UB TVQH xem xét, quyết định tại phiên họp thứ 11 (tháng 9/2012) trước khi gửi xin ý kiến ĐBQH.

Tháng 8, chất vấn 3 Bộ trưởng và Chánh án TAND tối cao

Về nội dung chất vấn tại phiên họp thứ 10 và báo cáo tổng hợp ý kiến đề xuất tiến hành hoạt động giải trình tại Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong các tháng còn lại của năm 2012.

Trưởng ban công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương cho biết, tại phiên họp thứ 10 (tháng 8/2012), 3 Bộ trưởng, Thủ tưởng cơ quan ngang bộ cùng Chánh án TAND tối cao được đề xuất trả lời chất vấn.

Cụ thể, UB TVQH nhận đề xuất Bộ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh và Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình trả lời chất vấn tại phiên họp tháng 8 tới.

Theo đó, nội dung dự kiến sẽ chất vấn Thống đốc Nguyễn Văn Bình tập trung vào việc điều chỉnh lãi suất tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận nguồn vốn nhằm tháo gỡ khó khăn cho các DN, giải pháp để khắc phục và giảm dần nợ xấu, chính sách tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn.

Cùng với đó, sẽ chất vấn Thống đốc NHNN về vấn đề cơ cấu lại hệ thống ngân hàng trong Đề án tái cấu trúc nền kinh tế.

Nội dung chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh tập trung vào giải pháp đối với các vụ việc tồn đọng, kéo dài, bức xúc trong nhân dân, những vụ liên quan đến đất đai, biện pháp theo dõi, xử lý hoặc thu hồi tài sản sau thanh tra.

Cùng với đó, chất vấn về hoạt động thanh tra đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty, vấn đề nâng cao năng lực, phẩm chất, tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra.

Với chất vấn Bộ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền sẽ tập trung vào việc hoàn thiện các quy định của pháp luật tạo cơ chế thuận lợi cho việc quản lý và thực hiện chính sách bảo trợ xã hội; giải pháp thực hiện chính sách xã hội hóa trong lĩnh vực bảo trợ xã hội; Giải pháp tháo gỡ những vướng mắc trong thực hiện chính sách, pháp luật về người có công với cách mạng; Vấn đề đào tạo nghề, đưa người đi lao động ở nước ngoài.

Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình sẽ trả lời chất vấn xung quanh việc giải quyết những vụ án tồn đọng kéo dài, những vụ án phức tạp, nhạy cảm, ảnh hưởng đến số đông nhân dân; tình trạng chậm khắc phục những vụ án oan sai; Vấn đề nâng cao năng lực, phẩm chất, tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác xét xử các cấp…

Cũng theo bà Nương, thời gian chất vấn được dự kiến từ 1 đến 1,5 ngày, mỗi bộ trưởng, trưởng ngành là 1/2 ngày.

“Nếu thời gian dành cho hoạt động chất vấn là 1 ngày thì đề nghị lựa chọn Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trả lời chất vấn. Nếu thời gian là 1,5 ngày thì đề nghị thêm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc Tổng Thanh tra Chính phủ trả lời chất vấn” – bà Nương cho biết.

Các thành viên UB TVQH góp ý cần chất vấn Thống đốc NHNN bởi nợ xấu và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đang là vấn đề cần quan tâm.

Tại các phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng kiểm toán Nhà nước, Bộ trưởng Nội vụ, Viện trưởng VKSND tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an sẽ cùng tham gia trả lời làm rõ thêm những vấn đề có liên quan.

Dự kiến, phiên chất vấn sẽ truyền hình trực tiếp và trực tuyến với Đoàn ĐBQH tại 63 tỉnh thành.

(Theo VTC)

Các tin khác
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp gỡ các doanh nhân các nước dự kỳ họp.

Ngày 16-7, tại TP Hồ Chí Minh, Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) đã khai mạc kỳ họp thứ ba năm 2012. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự và phát biểu ý kiến.

Sáng 16-7, đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM thân mật tiếp đoàn đại biểu cấp cao nước CHDCND Lào do đồng chí Thongloun Sousilih, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ dẫn đầu, đến thăm TPHCM và tham dự các hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (5-9-1962 – 5-9-2012) và 35 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị hợp tác giữa hai nước (18-7-1977 – 18-7-2012) tại TPHCM.

Thường trực HĐND tỉnh giám sát đầu tư công trong lĩnh vực
giáo dục tại huyện Lục Yên.
(Ảnh: Việt Linh)

YBĐT - Tại Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động của HĐND các tỉnh trung du và miền núi phía bắc lần thứ hai được tổ chức tại tỉnh Yên Bái, các đại biểu đã tham góp rất nhiều kinh nghiệm quý để thực hiện tốt hoạt động này.

Liên hoan hữu nghị nhân dân hai nước Việt Nam - Lào lần thứ 3 là một trong những hoạt động quan trọng của Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam – Lào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục