Bộ Y tế trả lời ý kiến kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái gửi tới kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII

  • Cập nhật: Thứ sáu, 20/7/2012 | 9:49:02 AM

YBĐT - Bộ Y tế đã ban hành CQGVYTX giai đoạn 2011 - 2020 (là một trong những tiêu chí để các xã đạt chuẩn nông thôn mới). Trong CQGVYTX mới này, có một số tiêu chí bắt buộc phải thực hiện cho khu vực thành thị và nông thôn.

Cấp phát thuốc cho bệnh nhân tại Trạm Y tế xã Phú Thịnh (Yên Bình).  (Ảnh: Quỳnh Nga)
Cấp phát thuốc cho bệnh nhân tại Trạm Y tế xã Phú Thịnh (Yên Bình). (Ảnh: Quỳnh Nga)

>>Ý kiến trả lời của Quốc hội về kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái gửi tới kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII

>> Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn trả lời về ý kiến kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái gửi tới kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII

>> Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời ý kiến kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái gửi tới kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII

>> Bộ Giao thông - Vận tải trả lời ý kiến kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái gửi tới kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII

>> Bộ Giao thông - Vận tải trả lời ý kiến về kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái về hệ thống đường ngang qua đường sắt

>> Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời ý kiến về kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái gửi tới kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII

Cử tri Yên Bái kiến nghị:

Đề nghị tiếp tục đầu tư nâng cấp trang thiết bị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật y tế tuyến cơ sở; tăng cường đào tạo về chuyên môn, đạo đức cho đội ngũ y, bác sỹ và sửa đổi, bổ sung chính sách nhằm thu hút đội ngũ y, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao về tuyến huyện, xã để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, giảm tải khám, chữa bệnh ở tuyến trên; hạn chế phiền hà, tốn kém cho người bệnh.

Trả lời:

1. Về đầu tư nâng cấp trang thiết bị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật y tế tuyến cơ sở:

Năm 2010, Bộ Y tế đã xây dựng Đề án trái phiếu Chính phủ cho đầu tư nâng cấp trạm y tế (TYT) xã. Bộ Y tế cũng đã xây dựng và ban hành Chuẩn quốc gia về y tế xã (CQGVYTX) mới, trong đó có tiêu chí chuẩn quốc gia về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị.

Bộ Y tế đề nghị có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của uỷ ban nhân dân (UBND), sở y tế; sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể địa phương (trong ban chỉ đạo chăm sóc sức khoẻ ban đầu của xã, huyện) và sự cố gắng phấn đấu của TYT để các xã có đủ điều kiện đạt CQGVYTX.

Nằm trong các giải pháp tổng thể về cơ chế, chính sách đã được Bộ Chính trị thông qua nhằm tăng tỷ lệ đầu tư ngân sách cho ngành y tế, Bộ Y tế đã xây dựng và trình Chính phủ Đề án Đổi mới cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính, trong đó đề nghị tăng tỷ lệ chi ngân sách hàng năm cho sự nghiệp y tế, bảo đảm tốc độ tăng chi cho y tế cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của ngân sách Nhà nước đồng thời cơ cấu lại phân bổ ngân sách theo hướng ưu tiên cho vùng núi, vùng khó khăn, y tế dự phòng, y tế cơ sở, ưu tiên chi đầu tư phát triển để nâng cấp và hoàn thiện hệ thống y tế công lập; Nhà nước đảm bảo ngân sách cho các hoạt động y tế dự phòng, dân số - kế hoạch gia đình và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Để thực hiện chủ trương trên, Bộ Y tế đã trình Chính phủ báo cáo Quốc hội ban hành Nghị quyết số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hoá để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân, trong đó quy định tăng tỷ lệ chi ngân sách hàng năm cho sự nghiệp y tế, bảo đảm tốc độ tăng chi cho y tế cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của ngân sách Nhà nước; dành ít nhất 30% tổng chi ngân sách cho y tế dự phòng (YTDP). Hiện nay, Bộ Y tế đã có dự thảo lần thứ 4 Thông tư hướng dẫn phương thức phân bổ chi kinh phí cho YTDP và đang xin hoàn thiện lần thứ 5 để xin ý kiến các địa phương.

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về đổi mới cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính và và chuẩn bị triển khai khi Đề án chính thức được thông qua, Bộ Y tế đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hỗ trợ phát triển trung tâm YTDP tuyến huyện giai đoạn 2007 - 2010 (tại Quyết định số 1402/QĐ-TTg ngày 15/10/2007) và phê duyệt đầu tư xây dựng TYT xã thuộc vùng khó khăn giai đoạn 2008 - 2010 (tại Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 27/10/2007).

Dự kiến nhu cầu đầu tư của 02 dự án này vào khoảng 16.000 tỷ đồng (mỗi dự án là 8.000 tỷ đồng) và hàng năm, Bộ Y tế cũng đã xây dựng nhu cầu kinh phí để đề nghị Bộ Kế hoạch - Đầu tư cân đối khoảng 900 tỷ đồng đến 1.200 tỷ đồng chi hỗ trợ đầu tư cho các điạ phương.

Tuy nhiên, do ngân sách hạn hẹp nên hàng năm, Bộ Kế hoạch - Đầu tư cũng chỉ bố trí khoảng 500 tỷ đồng/năm nhằm hỗ trợ đầu tư cho các địa phương nhưng không phải chỉ riêng cho các dự án này.

Dự kiến trong những năm tới, nếu nguồn vốn đầu tư phát triển chưa đảm bảo, Bộ Y tế sẽ báo cáo Chính phủ huy động từ nguồn Trái phiếu Chính phủ để thực hiện các mục tiêu của 02 dự án này. Hướng đề nghị đưa nội dung đầu tư cho trung tâm YTDP huyện vào Chương trình Mục tiêu Quốc gia (CTMTQG), Bộ Y tế xin tiếp thu và nghiên cứu, trao đổi với Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

Bộ Y tế đã ban hành CQGVYTX giai đoạn 2011 - 2020 (là một trong những tiêu chí để các xã đạt chuẩn nông thôn mới). Trong CQGVYTX mới này, có một số tiêu chí bắt buộc phải thực hiện cho khu vực thành thị và nông thôn. Tuy nhiên, một số tiêu chí như các loại thuốc cần phải có tại TYT để các sở y tế quyết định cho phù hợp với mô hình bệnh tật tại địa phương; các dịch vụ cần cung cấp tại các TYT thành phố, thị trấn hoặc gần bệnh viện cũng do sở y tế quyết định để tránh lãng phí không cần thiết trong đầu tư xây dựng cũng như nguồn nhân lực. Bộ Y tế cũng đã ban hành Chuẩn quốc gia về YTDP.

2. Về tăng cường đào tạo về chuyên môn, đạo đức cho đội ngũ y, bác sỹ:

Trong những năm qua, việc tăng cường đào tạo về chuyên môn, đạo đức để nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sĩ luôn được Bộ Y tế chú trọng tiến hành thông qua các hoạt động như:

- Tăng cường cơ sở vật chất, học cụ, học liệu phục vụ công tác giảng dạy thông qua nguồn ngân sách Nhà nước, các dự án sử dụng kinh phí ODA và các nguồn tài trợ khác.

- Cải tiến phương pháp dạy học, áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến.

- Nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ giảng viên, giáo viên. Giảng viên, giáo viên được khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để học tập, nâng cao trình độ, đặc biệt đào tạo tiến sĩ. Việc đào tạo giáo viên, giảng viên không những được thực hiện thông qua nguồn ngân sách Nhà nước mà trong hầu hết các dự án hợp tác với nước ngoài đều có hợp phần đào tạo cán bộ giảng dạy.

- Đa dạng hóa loại hình đào tạo. Việc đào tạo liên thông, đào tạo theo địa chỉ sử dụng được chú trọng để vừa đảm bảo nhân lực y tế cho tuyến cơ sở, miền núi, vùng khó khăn đồng thời đảm bảo chất lượng đào tạo.

- Xây dựng và triển khai thực hiện các chuẩn trong đào tạo nhân lực y tế, triển khai công tác kiểm định chất lượng đào tạo.

- Quan tâm xây dựng, thực hiện các đề án, dự án để tăng cường cơ sở vật chất, học liệu, đội ngũ cán bộ giảng dạy, đổi mới phương pháp giảng dạy, gồm cả đề án riêng cho các vùng khó khăn như "Đề án đào tạo nhân lực y tế cho vùng khó khăn, vùng núi của các tỉnh thuộc miền Bắc và miền Trung, vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên theo chế độ cử tuyển".

- Tăng cường đào tạo lại, đào tạo liên tục cho đội ngũ nhân lực y tế. Việc tham gia các lớp đào tạo lại hằng năm là bắt buộc đối với người làm việc trong lĩnh vực y tế.

- Cử cán bộ tuyến trên về hỗ trợ, đào tạo tại chỗ, chuyển giao kỹ thuật cho cán bộ tuyến dưới, ưu tiên miền núi, vùng khó khăn như Đề án "Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh" (thường được gọi tắt là Đề án 1816).

- Về đạo đức nghề y, ngoài việc giảng dạy thông qua tấm gương của các thầy, cô, dạy lồng ghép trong các môn học, bài học, Bộ Y tế còn chỉ đạo các trường thành lập bộ môn Y đức, xây dựng giáo trình, tài liệu giảng dạy cho môn học này. Đồng chí Bộ trưởng và nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế đã trực tiếp là Chủ nhiệm danh dự của hai bộ môn Y đức tại hai trường đại học y lớn là Trường Đại học Y Hà Nội và Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.

3. Về sửa đổi, bổ sung chính sách nhằm thu hút đội ngũ y, bác sỹ có trình độ chuyên môn cao về tuyến huyện, tuyến xã:

- Về chế độ phụ cấp ưu đãi ngành: Bộ Y tế đã chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành chế độ phụ cấp ưu đãi ngành.

- Về nâng mức phụ cấp đặc thù (phụ cấp trực, phẫu thuật thủ thuật và phụ cấp phòng chống dịch): Hiện nay, Bộ Y tế đang chỉnh sửa lại mức phụ cấp tăng lên theo ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2011.

- Về chính sách và phụ cấp cho cán bộ y tế công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa: Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2009/NĐ-CP ngày 30/7/2009 về chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trong đó có các chế độ về phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thu hút và trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

- Về tăng cường cán bộ và trợ giúp học bổng ưu đãi cho học sinh miền núi, vùng sâu, vùng xa:

Để tăng cường cán bộ y tế cho miền núi, vùng sâu, vùng xa, Bộ Y tế đã trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án đào tạo nhân lực y tế cho vùng khó khăn, vùng núi của các tỉnh phía Bắc, miền Trung, vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên theo chế độ cử tuyển" tại Quyết định số 1544/QĐ-TTg ngày 14/11/2007.

Học sinh học tập theo Đề án này được ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ học bổng, học phí, sinh hoạt phí… theo quy định tại Thông tư liên tịch số 23/2008/TTLT-BGDĐT-LĐTB&XH-BTC ngày 28/4/2008 và Thông tư liên tịch số 13/2008/TTLT-BGDĐT-LĐTB&XH-BTC-BNV-UBDT ngày 07/4/2008. Toàn bộ các khoản kinh phí này được cấp thông qua các địa phương và cấp trực tiếp cho người học.

Bộ Y tế nhất trí cần tiếp tục tăng cường đào tạo, chi viện và nâng cao năng lực cán bộ cho y tế tuyến dưới và cơ sở hạ tầng, coi đây là giải pháp lâu dài, căn cơ để thực hiện giảm quá tải cho tuyến trên (đặc biệt các bệnh viện chuyên khoa tuyến cuối).

Bên cạnh tiếp tục thực hiện Đề án 1816 luân phiên cán bộ hỗ trợ cho tuyến dưới, Bộ Y tế đang tích cực xây dựng Đề án tổng thể chống quá tải bệnh viện trình Chính phủ phê duyệt. Các địa phương cần chủ động có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho hệ thống y tế.

>>Tiếp tục cập nhật

Các tin khác

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống Lực lượng Cảnh sát nhân dân (20-7), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gửi thư chúc mừng đến cán bộ, chiến sĩ Lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam. Toàn văn như sau:

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Ngày 19-7, Ban chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị toàn quốc tổng kết chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ (Chương trình 167 giai đoạn 1). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Các đại biểu tiến hành thảo luận tại hội trường

YBĐT – Ngày 19/7, ngày làm việc thứ hai của kỳ họp thứ 5 - HĐND tỉnh Yên Bái khóa XVII. Đã có 32 ý kiến tham gia thảo luận tại 4 tổ về tình hình phát triển KT-XH 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và các tờ trình, đề án của UBND tỉnh.

YBĐT - Sáng 19/7, tại tỉnh Bắc Giang, báo Bắc Giang đăng cai tổ chức Hội thảo báo Đảng các tỉnh Trung du, miền núi phía bắc lần thứ 14, với chủ đề: “Báo Đảng các tỉnh Trung du, miền núi phía bắc tuyên truyền về công tác đền ơn đáp nghĩa”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục