Văn Chấn chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

  • Cập nhật: Thứ năm, 27/9/2012 | 9:53:31 AM

YBĐT - Những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ trong toàn hệ thống chính trị luôn được Đảng bộ huyện Văn Chấn (Yên Bái) chú trọng. Nhờ vậy, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) đã không ngừng được nâng cao.

Các cán bộ từ cấp xã đến cấp huyện đang theo học lớp Đại học Nông nghiệp chuyên ngành phát triển nông thôn.
Các cán bộ từ cấp xã đến cấp huyện đang theo học lớp Đại học Nông nghiệp chuyên ngành phát triển nông thôn.

Đến nay, toàn huyện có gần 3.000 CBCC, viên chức, riêng ngành giáo dục có gần 2.000 cán bộ, chiếm 70%, số còn lại là CBCC cấp huyện và cấp xã, thị trấn. Hiện trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ từ cấp xã, thị trấn đến cấp huyện của Văn Chấn đã có bước chuyển mạnh mẽ.

CBCC quản lý nhà nước cấp huyện (gồm cán bộ 13 phòng, ban quản lý nhà nước thuộc UBND huyện) có 105 người, trong đó trình độ đại học 90 người, thạc sỹ 3, cao đẳng 3 và trung cấp 9; CBCC khối Đảng, mặt trận Tổ quốc, đoàn thể cấp huyện có 67, trong đó có 2 thạc sỹ, 49 đại học và 16 trung cấp. Cán bộ chuyên trách cấp xã, thị trấn (bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND, chủ tịch mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể) và CBCC cấp xã, thị trấn (8 chức danh công chức xã) là 621, trong đó đại học 64, cao đẳng 3 và trung cấp 391...

Để có được kết quả trên, từ năm 2006 đến nay, huyện Văn Chấn phối hợp liên kết với các trường đại học, trung cấp trong và ngoài tỉnh hoàn thành lớp Đại học Nông nghiệp chuyên ngành nông lâm nghiệp cho 76 học viên là CBCC cấp xã, thị trấn và cấp huyện cũng như Đề án đào tạo nguồn cán bộ chủ chốt xã, thị trấn cho 85 học viên có trình độ trung cấp nông nghiệp và trung cấp lý luận chính trị. Hiện nay, huyện đang đào tạo lớp Đại học Nông nghiệp chuyên ngành phát triển nông thôn, lớp trung cấp lý luận chính trị và thực hiện Đề án 03 của Huyện ủy về "Đào tạo cán bộ hệ trung cấp chuyên nghiệp, chuyên ngành quản lý đất đai".

Điều đáng mừng là 80% số lượng học viên cấp xã, thị trấn sau khi tốt nghiệp các lớp học trên đều được bố trí công tác đúng với sở trường và năng lực như: bí thư chi bộ, trưởng các thôn, bản, trưởng các tổ chức đoàn thể, trong đó có nhiều cán bộ đã phát huy được chuyên môn của mình, tiêu biểu như Nguyễn Thị Bảy hiện là Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Thịnh, Giàng A Lứ - Phó chủ tịch UBND xã Sùng Đô...

Đối với cấp huyện, số cán bộ được theo học các lớp đại học trên ngoài việc chuẩn hóa bằng cấp thì sau khi tốt nghiệp, các cán bộ này đều đã phát huy được năng lực, sở trường của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nhất là lĩnh vực thuộc khối nông - lâm nghiệp.

Tiêu biểu như cán bộ ở Trạm Khuyến nông huyện đã vận động và hướng dẫn nhân dân trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm nghiệp, cụ thể là canh tác ngô bền vững trên đất dốc, ngô vụ ba trên đất ruộng, sản xuất khoai tây...;  cán bộ ở Trạm Thú y huyện vừa chủ động việc phòng chống bệnh dịch vừa vận động nhân dân phát triển đàn gia súc, gia cầm tiêu biểu như ở thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ, xã Suối Bu...

Nhiều cán bộ sau khi được huyện tạo điều kiện cho đi học về trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị đã trưởng thành và được nhân dân tín nhiệm cao, như đồng chí Nông Ích Chấn hiện là Trưởng Ban dân vận Huyện ủy, đồng chí Trịnh Xuân Thành trước khi học cao cấp chính trị là Phó chánh Văn phòng UBND huyện, hiện tại được huyện điều làm Chủ tịch xã Thanh Lương và đang phát huy tốt năng lực, trình độ quản lý của mình.

Nói về kinh nghiệm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong thời gian qua, đồng chí Đặng Duy Hiển - Trưởng Ban tổ chức Huyện ủy Văn Chấn cho biết: "Trước hết, huyện xây dựng kế hoạch đào tạo trước mắt và lâu dài, đặc biệt tranh thủ sự giúp đỡ của tỉnh, các sở, ban, ngành và hợp tác liên kết của các trường chuyên nghiệp Trung ương và địa phương. Từ đó, rà soát lại đội ngũ cán bộ để xác định đối tượng đào tạo cho phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương".

Chú trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ của huyện Văn Chấn trong thời gian qua không chỉ góp phần quan trọng cho đội ngũ cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn, có kiến thức thực hiện tốt mọi nhiệm vụ thực tiễn mà còn phát huy được khả năng của mình trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân thực hiện tốt các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Qua đó, nhiều xã trước đây năng lực quản lý, điều hành yếu kém thì hiện nay đã có những chuyển biến rõ nét, nhất là trên lĩnh vực công tác xây dựng Đảng và phát triển kinh tế.

Đặc biệt, 100% cán bộ sau khi được đào tạo, bồi dưỡng đã phát huy và đáp ứng được nhiệm vụ ở cơ sở, từng bước nâng cao việc tham mưu cho huyện để hoàn thành tốt mọi mục tiêu và nhiệm vụ mà Đảng bộ huyện Văn Chấn lần thứ XIX nhiệm kỳ 2010- 2015 đã đề ra.

Ông Mai Đình Sắc – nguyên Bí thư Huyện ủy Văn Chấn

Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Văn Chấn luôn phát huy truyền thống yêu nước trong các cuộc kháng chiến, trong sản xuất xây dựng quê hương. Trải qua bao thăng trầm, đời sống nhân dân hôm nay đã thay đổi rất nhiều, nhất là vùng cao, vùng sâu.

Giờ đây, huyện đã có những vùng lúa cao sản, xây dựng thương hiệu gạo Văn Chấn, đường bê tông đã tới tận xã xa nhất của huyện, không còn tình trạng di dân tự do, niềm tin của nhân dân vào Đảng ngày một thêm sâu đậm.

Sự thay đổi tích cực đó nhờ vào sự lãnh đạo của Huyện ủy và sự đồng lòng của nhân dân. Bên cạnh đó, công tác xây dựng Đảng được chú trọng, Đảng bộ luôn luôn phấn đấu đạt “Trong sạch vững mạnh”, đây là điều rất quan trọng nhất là trong bối cảnh có nhiều khó khăn như hiện nay. Đảng bộ Văn Chấn có truyền thống và có nội lực phấn đấu hết sức bền bỉ.

Sự phát triển của Đảng bộ thể hiện ở nhiều mặt, vai trò lãnh đạo được khẳng định qua những kết quả đã đạt được trong suốt 65 năm qua. Số lượng đảng viên ngày càng tăng, nhất là thanh niên đều có xu hướng phấn đấu trở thành người đảng viên.

Dù đã nghỉ hưu nhưng tôi luôn theo dõi sự phát triển đi lên của Đảng bộ và rất phấn khởi bởi đội ngũ lãnh đạo Đảng bộ luôn luôn đổi mới theo kịp với xu thế của đất nước.

Ông Hoàng Văn Xiến, Bí thư Đảng ủy xã Hạnh Sơn

 Hạnh Sơn là xã thuần nông 2 vụ lúa, vì vậy, Đảng bộ xã đã xác định đưa cây vụ 3 làm vụ chính. Nhiều năm nay, xã đã tích cực vận động nhân dân tham gia trồng cây vụ 3. Hầu hết đất 2 vụ lúa đều được nhân dân thâm canh tăng vụ. Hạnh Sơn đã là xã đi đầu trong phong trào trồng cây vụ 3 ở huyện Văn Chấn.

Có được kết quả đó là sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm của toàn Đảng bộ xã. Trong triển khai thâm canh tăng vụ luôn nêu cao vai trò tiền phong gương mẫu của đảng viên, từ đó, người dân thấy được lợi ích kinh tế từ cây vụ 3 nên tạo đã tạo được phong trào rộng khắp trong xã.

Nghị quyết Đảng bộ xã tập trung phát triển chủ yếu là cơ cấu giống cây trồng, đưa giống chất lượng cao vào sản xuất. Năm 2012, huyện Văn Chấn giao cho Hạnh Sơn trồng 240/258ha cây vụ 3, trong đó 160 – 180ha ngô. Kế hoạch được giao tương đối cao, song Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Hạnh Sơn sẽ cố gắng hoàn thành.

Anh Phạm Quốc Huy, đoàn viên Chi đoàn thôn Văn Hưng, xã Cát Thịnh

Là đoàn viên trẻ, tôi luôn ý thức vai trò, trách nhiệm của mình cống hiến sức trẻ cho công tác xã hội, đặc biệt là hưởng ứng mạnh mẽ phong trào "lập thân, lập nghiệp", tìm tòi sáng tạo trong làm kinh tế. Hiện nay, mô hình nuôi ba ba của gia đình tôi đang phát triển tốt với 1200m2 mặt ao, mỗi năm cho tổng thu nhập trên dưới 1 tỷ đồng, lãi ròng 200 triệu đồng.

Có được kết quả đó đầu tiên cũng nhờ sự giúp đỡ của các cấp bộ Đoàn trong việc tìm nguồn vốn vay, bồi dưỡng kiến thức nông, lâm, ngư nghiệp, hỗ trợ kỹ thuật cho đoàn viên. Mong rằng sẽ còn nhiều đoàn viên trẻ tuổi yêu lao động được giúp đỡ và có cơ hội trưởng thành như tôi.                                                      

P.V (thực hiện)

Hà Tĩnh

Các tin khác
Ngành đào tạo bậc đại học về CNTT lần đầu tiên được mở tại Yên Bái do Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Yên Bái liên kết với Đại học Thái Nguyên tổ chức. (Trong ảnh: Lễ tốt nghiệp kỹ sư CNNT khóa I năm 2009).

YBĐT - Xuất phát từ nhu cầu học tập nâng cao trình độ của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, ngày 27 tháng 9 năm 2002, ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã có Quyết định số 499/2002/QĐ-UB thành lập Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Yên Bái.

YBĐT - Yên Bái đề nghị đưa Lễ cấp sắc của người Dao vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia/ Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 9 triệu đồng cho người nộp thuế TNCN/ Kể từ ngày 30/9, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng tiêu dùng đã qua sử dụng ... và một số thông tin quan trọng khác.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đại tướng Sukumpol Suwanatat, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Vương quốc Thái Lan.

Sáng 26/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Đại tướng Sukumpol Suwanatat, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Thái Lan đang thăm làm việc tại Việt Nam.

Nhớ lời Bác dạy, đồng bào vùng cao Mù Cang Chải đã có cuộc sống ấm no nhờ định cư, trồng lúa nước.
(Ảnh: Thanh Miền)

YBĐT - Từ mờ sáng ngày 25/9/1958, tại Sân vận động thị xã Yên Bái, hàng ngàn người đã tập trung về dự lễ mít tinh. Người bước ra lễ đài giản dị với bộ quần áo ka ki màu vàng đã bạc màu. >>Về nơi Bác Hồ nói chuyện năm xưa

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục