Đại biểu QH Nguyễn Thị Bích Nhiệm: Qui đinh tiêu chuẩn hòa giải viên theo hướng mở

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/11/2012 | 9:01:32 PM

YBĐT - Thảo luận tại hội trường sáng 22/11, đại biểu Nguyễn Thị Bích Nhiệm- Đoàn đại biểu QH tỉnh Yên Bái phát biểu cho ý kiến bổ sung vào dự án Luật Hòa giải ở cơ sở (ảnh dưới).

Về thành phần tổ hòa giải, bà Nhiệm đề nghị bổ sung Khoản 1, Điều 8, cần cụ thể: thành viên tổ hòa giải phải có ít nhất một người là nữ để bảo đảm cho hoạt động này. Bởi có những vụ việc phải có hòa giải viên (HGV) nữ, hoặc cần có sự mềm dẻo, khéo léo…

“Đối với vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cũng cần có người dân tộc thiểu số tham gia tổ hòa giải. Vì họ luôn hiểu phong tục tập quán của đồng bào. Đặc biệt, có những vùng đồng bào khi giao tiếp không thông thạo tiếng phổ thông, nếu không có HGV người dân tộc thiểu số sẽ rất khó khăn cho công tác hòa giải” - bà Nhiệm đề nghị. 

Đại biểu Nhiệm cho ý kiến: Về tiêu chuẩn HGV, tại Điều 7 qui định người làm công tác hòa giải phải có hiểu biết pháp luật là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc qui định tiêu chuẩn này đối với HGV là rất khó thực hiện. Bởi lẽ tại các thôn bản vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số người hiểu biết pháp luật ít và không phải vùng nào cũng đáp ứng tiêu chuẩn này.

Thực tiễn cho thấy, người đứng đầu, già làng, trưởng bản, người có uy tín, có phẩm chất đạo đức hiểu về đời sống phong tục tập quán của người dân trong công đồng dân cư. Họ luôn được người dân tôn trọng, có khả năng thuyết phục được người dân và thành công trong hòa giải. Nhiều khi người hiểu biết pháp luật nhưng chưa chắc đã nhận được sự đồng thuận, tín nhiệm của người dân.

Vì vậy, tôi đề nghị luật qui định tiêu chuẩn HGV cần có hướng mở để phù hợp hơn theo từng vùng miền, địa phương. Theo đó, HGV cấp xã cần qui định tiêu chuẩn có hiểu biết pháp luật, còn HGV cấp thôn, tổ dân phố thì tiêu chuẩn này cần linh hoạt hơn. Trong quá trình hoạt động hòa giải tạo điều kiện để HGV được bồi dưỡng kiến thức pháp luật nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải ở cơ sở.

Đối với việc bầu công nhận HGV, Điều 8 của dự thảo luật đưa ra 2 phương án là bầu HGV và phương án lựa chọn giới thiệu và công nhận HGV. Theo tôi, việc bầu HGV nên theo qui trình tổ dân phố, cụm dân cư tổ chức họp để người dân lựa chọn giới thiệu những người có uy tín, tiêu chuẩn và đủ sự tin cậy theo qui định và được bầu một cách dân chủ, công khai, làm tăng trách nhiệm của HGV với người dân. Vả lại, việc bầu HGV xưa nay đã làm thể hiện rõ tính khách quan, dân chủ đó là vấn đề chúng ta đang hướng tới.

Về phạm vi điều chỉnh của luật, tôi đề nghị mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật. Ngoài tổ HG ở cơ sở cần thành lập ban hay hội đồng hòa giải cấp xã. Vì trách nhiệm hòa giải thành tại tổ nhưng cũng còn những sự việc hòa giải không thành ở tổ. Do đó, cần có ban hòa giải cấp xã mà thành viên của ban là các chủ tịch, phó chủ tịch UBND, ủy ban MTTQ cấp xã và các tổ chức chính trị xã hội. Vì họ là những người am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm. Mặt khác, thành phần ban hòa giải cấp xã còn phù hợp với qui định của một số luật hiện hành về yêu cầu hòa giải như Luật Đất đai, Luật Hôn nhân& gia đình… 

Qui định về hỗ trợ cơ sở vật chất, hiện nay hầu hết các xã, thôn có nhà văn hóa, đây là nơi sinh hoạt cộng đồng tuyên truyền chủ trương chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ… mà đặt điểm để hòa giải là hợp lý. Các trường hợp khác có thể tại nơi xảy ra vụ việc hoặc theo yêu cầu của các bên.

Tại Khoản 1, Điều 34 qui định Nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất, phương tiện cần thiết cho hoạt động hòa giải ở cơ sở. Tôi cho rằng, trong điều kiện kinh tế còn khó khăn thì việc qui định như vậy sẽ khó thực hiện được. Mặt khác, với đặc thù của hoạt động hòa giải không cần nhiều đến điều kiện cơ sở vật chất mà cần chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao hiểu biết pháp luật cho người làm công tác hòa giải.

Tôi đồng ý với bản chất của hòa giải ở cơ sở là hoạt động tự nguyện của người dân, do người dân tự thực hiện, song cũng cần có một khoản kinh phí cho HGV. Tôi đề nghị dành một phần kinh phí đó để hỗ trợ cho HGV. Qui định mức hỗ trợ kinh phí mỗi năm cho tổ, ban hòa giải, hoặc hỗ trợ trực tiếp theo vụ việc hòa giải. Trong 2 phương án này, nếu hỗ trợ kinh phí cấp đều cho các tổ thì rất lớn và dàn trải không thể hiện tính công bằng.

Theo tôi, nên hỗ trợ theo từng vụ việc vừa tiết kiệm kinh phí lại bảo đảm tính công bằng, vì có nơi hòa giải nhiều, có nơi hòa giải ít do đó không thể chi theo tính chất cào bằng.

Trước đó, QH đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế được nâng từ 4 triệu đồng/người/tháng lên 9 triệu đồng/người/tháng và người phụ thuộc được nâng từ 1,6 triệu đồng/người/tháng lên 3,6 triệu đồng/người/tháng. Luật này có hiệu lực thi hành từ 1/7/2013.
 
Tránh tình trạng luật chờ nghị định
Thảo luận về dự thảo Luật Giáo dục Quốc phòng - An ninh (QP-AN) vào chiều 22/11, nhiều đại biểu bày tỏ băn khoăn về tính cụ thể của dự thảo, dễ gây ra tình trạng luật chờ nghị định.

Các đại biểu đã cho ý kiến những nội dung cụ thể của dự thảo Luật về: Tên gọi, phạm vi điều chỉnh; bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho đối tượng trong các cơ quan, tổ chức Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, người quản lý doanh nghiệp ngoài Nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, chức sắc, nhà tu hành tôn giáo; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức về giáo dục QP-AN.
  
Các đại biểu cho rằng, theo Điều 42 của dự thảo, có tới 23 điều, khoản được giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ hướng dẫn thi hành. Do vậy đề nghị, với những nội dung đã được thực tiễn kiểm nghiệm, tính khả thi cao thì nên quy định ngay trong Luật để hạn chế đến mức thấp nhất số lượng văn bản hướng dẫn thi hành.

Đồng thời, cần rà soát, cân nhắc kỹ các nội dung trong dự thảo để tránh sự trùng lặp, mâu thuẫn với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Tính cần thiết ban hành Luật này cũng cần được làm rõ, nêu bật hơn.

Dự thảo Luật cần bổ sung quy định cụ thể và chặt chẽ về yêu cầu, nội dung, hình thức và cơ chế tổ chức hoạt động xã hội hóa theo hướng thu hút sự tham gia rộng rãi của cơ quan, tổ chức và cá nhân với các hình thức thích hợp, nhằm huy động tổng hợp nguồn lực xã hội cho công tác giáo dục QP-AN. Trên cơ sở đó, khơi dậy lòng yêu nước, đề cao trách nhiệm công dân tự giác học tập và thực hiện nhiệm vụ QP-AN, hạn chế những quy định mang tính hành chính bắt buộc.

Huy Văn

Các tin khác
Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Duy Cường thăm mô hình phát triển kinh tế của gia đình ông Tống Văn Anh, ở thôn Sơn Thượng, xã Mai Sơn

YBĐT - Ngày 22/11, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Phạm Duy Cường - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái dẫn đầu đã đi kiểm tra tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 tại huyện Lục Yên.

Trụ sở cơ quan hành chính được xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm của Việt Nam.

Cái gọi là "thành phố Tam Sa" được thành lập trái phép ở Biển Đông bao gồm các đảo thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đã bắt đầu hoạt động "Tuần báo cáo quy hoạch" về các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm đẩy nhanh bố trí, lắp đặt các thiết bị giao thông và quy hoạch xây dựng công trình dân sinh.

YBĐT - Tiếp tục kỳ họp thứ 4, Quốc hội (QH) khóa XIII, sáng 21/11, các đại biểu thảo luận tại hội trường về dự án Luật Phòng, tránh & giảm nhẹ thiên tai. Trước đó, với đa số phiếu tán thành QH đã thông qua Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.

YBĐT - Đồng chí Phạm Duy Cường - Chủ tịch UBND tỉnh đi kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT - XH năm 2012 tại huyện Trấn Yên/ Đại hội Công đoàn viên chức tỉnh Yên Bái lần thứ V nhiệm kì 2013 - 2018 đã diễn ra thành công/ Ban ATGT tỉnh Yên Bái đã phối hợp với Ban ATGT thành phố tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì TNGT... và một số thông tin khác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục