Ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội

  • Cập nhật: Thứ hai, 18/3/2013 | 9:52:41 AM

YBĐT - Thực hiện Nghị quyết số 38 của Quốc hội về việc lấy ý kiến nhân dân tham gia vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, phóng viên YBĐT đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Nguyễn Huy Hải - Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Yên Bái.

PV: Xin đồng chí cho biết, việc triển khai tham gia lấy ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này, ngành thi hành án dân sự tỉnh Yên Bái đã thực hiện như thế nào?

 Đồng chí Nguyễn Huy Hải: Nhận thức rõ việc tổ chức lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng đối với toàn Đảng, toàn dân nói chung và của toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, người lao động của Cục Thi hành án dân sự nói riêng, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Yên Bái đã triển khai tới 4 phòng chuyên môn và 9 chi cục thi hành án dân sự cấp huyện để tổ chức tuyên truyền, quán triệt, nghiên cứu, góp ý kiến theo đúng sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp. Sau khi tổ chức lấy ý kiến, Cục đã có báo cáo bằng văn bản gửi Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Bộ Tư pháp và Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh.

P.V: Đồng chí đánh giá thế nào về kết quả việc triển khai lấy ý kiến vào Dự thảo của đơn vị?

Đồng chí Nguyễn Huy Hải: Các cán bộ, đảng viên, công chức, người lao động đã tích cực nghiên cứu, trao đổi và tham gia góp ý kiến với tinh thần trách nhiệm, xây dựng và dân chủ. Các ý kiến đều thống nhất quan điểm về sự cần thiết sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trước bối cảnh tình hình quốc tế có nhiều biến đổi to lớn, sâu sắc và phức tạp để đảm bảo đổi mới đồng bộ cả về kinh tế, chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân đồng thời hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, xây dựng và bảo vệ đất nước, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế.

Dự thảo đã dựa trên cơ sở tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và các đạo luật có liên quan; kế thừa, phát huy những quy định của Hiến pháp năm 1992 và của các bản Hiến pháp trước đây còn phù hợp; sửa đổi, bổ sung những vấn đề thực sự cần thiết và phù hợp với tình hình mới, khẳng định bản chất và mô hình tổng thể của hệ thống chính trị, bộ máy Nhà nước đã được xác định trong Cương lĩnh và Hiến pháp năm 1992.

Dự thảo đã làm rõ, đầy đủ hơn vai trò, vị trí lãnh đạo của Đảng, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc, mô hình kinh tế, vai trò quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chế độ sở hữu và quyền tự do kinh doanh… và khẳng định, làm sâu sắc hơn vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; sự gắn kết giữa nhiệm vụ đối ngoại với quốc phòng, an ninh trong xây dựng đất nước, bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Các ý kiến của đơn vị tham gia vào một số chương, điều như sau:

Tại Chương I Chế độ chính trị:

- Điều 1: Nên đưa cụm từ “độc lập” lên trước cụm từ “dân chủ” vì có độc lập mới có dân chủ.
- Điều 3: Nên đưa cụm từ “tự do” lên trước cụm từ “ấm no” vì có tự do mới có ấm no, hạnh phúc.
Cá nhân tôi nhất trí cao với các nội dung sửa đổi, đặc biệt là Điều 4, Chương I đã khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

PV: Xin cảm ơn đồng chí!

*  Bà Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Yên Bái:

Về cấu trúc, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 khoa học, hợp lý. Sau Lời nói đầu, Chương I là Chế độ chính trị, trong đó có toàn bộ quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, quốc khánh, thủ đô là hoàn toàn đúng với vị trí của các điều ấy. Trong Hiến pháp năm 1992, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được đặt ở Chương V, Dự thảo lần này đưa lên Chương II đã thể hiện cách nhìn, cách đánh giá rất mới đối với con người và công dân, thể hiện sự coi trọng và tôn trọng quyền con người, quyền công dân, phù hợp với yêu cầu của một xã hội dân chủ.

Tuy nhiên, trong từng vấn đề, Dự thảo cũng còn một số bất cập, hạn chế cần xem xét như: nhiều thiết chế được quy định chỉ phù hợp để hoạt động trong điều kiện bình thường chứ chưa dự liệu được cách thức điều hành đất nước trong những điều kiện đặc biệt; về kỹ thuật lập hiến, vẫn còn những nội dung được quy định quá chi tiết, làm thay chức năng của các đạo luật…

P.S - H.O (thực hiện)

Các tin khác
Được sự ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đỗ Văn Chiến trao Huân chương hạng Nhất, Nhì, Ba của Chủ tịch nước cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua.

YBĐT - Sáng 15/3, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua, khen thưởng năm 2012 và triển khai nhiệm vụ năm 2013.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và lãnh đạo Sở Y tế kiểm tra trang thiết bị mới tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mù Cang Chải.

YBĐT - Trong những năm qua, HĐND huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong hoạt động giám sát từng bước đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, góp phần quan trọng nâng cao vị thế và chất lượng hoạt động của HĐND.

Lãnh đạo Huyện ủy trao tặng giấy khen cho tập thể, cá nhân xuất sắc trong thực hiện nghị quyết.

YBĐT - Sáng 15/3, Huyện ủy Yên Bình (Yên Bái) tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khoá IX) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Dự và chỉ đạo có lãnh đạo Đảng ủy Quân sự tỉnh; lãnh đạo các huyện, thị, thành phố trong tỉnh.

Trong văn bản góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 do Bộ Tư pháp tổng hợp, Sở Tư pháp Quảng Ninh kiến nghị cần bổ sung quy định “Chủ tịch nước, trong thời gian QH không họp, theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, có quyền miễn nhiệm, cách chức các chức danh của Chính phủ do Chủ tịch nước bổ nhiệm như Phó thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ và báo cáo QH tại kỳ họp gần nhất”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục