Vai trò trưởng dòng họ ở Dế Xu Phình

  • Cập nhật: Thứ sáu, 26/4/2013 | 10:59:48 AM

YBĐT - Xã Dế Xu Phình có 6 thôn, 355 hộ dân của 7 dòng họ người Mông cùng chung sống. Đối với tộc người này, từ xa xưa, vai trò của trưởng dòng họ luôn được những thành viên trong dòng họ rất coi trọng.

Ông Giàng Lùa Tủa (trái) - trưởng dòng họ Giàng xã Dế Xu Phình trao đổi với Bí thư Đảng ủy xã về các tiêu chí xây dựng thôn bản văn hóa.
Ông Giàng Lùa Tủa (trái) - trưởng dòng họ Giàng xã Dế Xu Phình trao đổi với Bí thư Đảng ủy xã về các tiêu chí xây dựng thôn bản văn hóa.

Bởi vì họ là những người được dòng tộc bầu lên, có sự am hiểu xã hội rộng; sống gương mẫu, đức độ; gia đình làm ăn phát đạt; có uy tín để giải quyết những thắc mắc hay mối bất hòa giữa các thành viên trong dòng họ cũng như với người ở các họ khác. Đặc biệt, trưởng dòng họ phải nắm rõ cội nguồn dòng tộc của mình; hiểu biết và thực hiện được các nghi lễ tang ma theo tục lệ riêng của dòng họ…

Ông Giàng Lùa Tủa, 65 tuổi, là trưởng họ Giàng ở Dế Xu Phình cho biết, thông thường, mỗi dòng họ có từ 3 đến 4 người được bầu vào nhóm trưởng dòng họ tùy theo dòng họ lớn hay nhỏ, trong đó có 1 người uy tín nhất giữ trọng trách như trưởng tộc.

Xuất phát từ đặc thù này nên nhiều năm qua, huyện Mù Cang Chải đã phát huy tốt vai trò của các trưởng dòng họ trong việc vận động đồng bào Mông đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào xây dựng đời sống thực tế ở cơ sở và xã Dế Xu Phình là một điển hình.

Ông Chang Sông Lử - Bí thư Đảng ủy xã Dế Xu Phình cho biết, cuộc vận động "Ba bỏ" - bỏ trồng, bỏ hút, bỏ tàng trữ thuốc phiện - từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước là một công việc vô cùng nan giải, phức tạp. Bởi lẽ nó động chạm đến lợi ích kinh tế, phong tục tập quán của người Mông từ bao đời nay nên họ chống đối quyết liệt.

Tuy nhiên, có sự vào cuộc quyết liệt, kiên trì, đồng bộ của cả hệ thống chính trị bằng nhiều giải pháp, trong đó có sự nhập cuộc nhiệt tình của các trưởng dòng họ để tuyên truyền, vận động nhân dân nên Dế Xu Phình trở thành địa phương sớm thành công trong cuộc vận động này.

Nắm vững những lợi thế khi vai trò của trưởng dòng họ được phát huy, cấp ủy, chính quyền xã tích cực động viên họ tham gia vận động nhân dân chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi; vận động bà con trong dòng tộc thực hiện tốt chính sách về dân số, kế hoạch hóa gia đình… Nhờ vậy, bình quân lương thực của xã hiện tại đã đạt trên 400kg/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới đang ở mức 72,56%, thấp hơn 2% so với bình quân chung toàn huyện; trường hợp gia đình sinh con thứ ba trong những năm gần đây rất hiếm.

Dế Xu Phình còn được coi là điểm sáng của huyện trong phong trào xây dựng gia đình, thôn bản văn hóa. Từ năm 2004, Dế Xu Phình A là thôn đầu tiên của người Mông trong huyện được công nhận thôn văn hóa.

Đặc biệt, khi thực hiện xây dựng thôn bản văn hóa theo tiêu chí cũ, cả 6 thôn đều đã được công nhận thôn văn hóa. Những hủ tục nặng nề nhất trong tang ma như để người chết trong nhà lâu ngày và không cho người chết vào quan tài thì ở Dế Xu Phình đã có nhiều dòng họ hạn chế được. Nạn thách cưới cũng được các vị trưởng dòng họ phối hợp cùng ngăn chặn. Nhiều trưởng dòng họ cho biết, việc vận động bà con không khó lắm.

Tuy nhiên, phải chịu khó tìm hiểu các chủ trương, chính sách rồi phân tích những hạn chế trong đời sống của bà con, giúp mọi người hiểu rõ nếu thực hiện các chủ trương, chính sách đó thì mình sẽ được hưởng những lợi ích gì và tại sao các dòng họ khác lại có thể làm tốt… Đồng thời, các trưởng dòng họ xác định, mình phải là người gương mẫu làm trước, làm thật tốt để mọi người tin.

Dế Xu Phình hiện nay có khá nhiều trưởng họ là tấm gương sáng trong vận động người trong dòng họ xây dựng gia đình, làng bản văn hóa như ông Giàng Lùa Tủa, ông Chang Sáy Lử, ông Hảng Xu Giàng, Vàng Pằng Tủa, Sùng Chừ Dê…

Những trăn trở của các trưởng dòng họ là làm sao tiếp tục vận động bà con đẩy lùi nhanh, mạnh những hủ tục trong việc cưới, việc tang; coi trọng học hành và khắc phục tình trạng phụ nữ chưa học lên cao, tảo hôn cũng như vận động bà con lao động, sản xuất thật tốt, khắc phục khó khăn để xây dựng gia đình, thôn bản văn hóa theo tiêu chí mới.  

S.N  

Các tin khác
Người cựu tù Phú Quốc Lương Viết Huấn (thứ 2 phải sang) cùng đồng đội trong một lần thăm lại chiến trường xưa.

YBĐT - Đường về Hồng Bàng - Đại Đồng không còn gian nan như trước, từ quốc lộ 70 đường mới san đỏ ối men theo những tán rừng xanh mượt, qua những nếp nhà mới xây đến cuối thôn là nhà của thương binh Lương Viết Huấn, một ngôi nhà gỗ mộc mạc đến đơn sơ giữa một khu vườn rộng.

Những người lính thuộc tiểu đoàn 4 trong ngày hội ngộ.

YBĐT - Đọc những dòng chữ viết vội trong cuốn nhật ký hành quân của nhà văn Hà Lâm Kỳ - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Yên Bái, từng là lính của Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 246, Đoàn 3005 Trường Sơn phiên hiệu đi B - 1972, tôi hiểu thêm phần nào về sự khốc liệt của chiến tranh; càng thêm tự hào về một thời hoa lửa hào hùng, lãng mạn nhưng đầy gian khổ, hy sinh của lớp cha anh đi trước.

Cầu treo qua suối tại thôn 4, xã Phúc Lợi (Lục Yên) được đầu tư từ nguồn vốn Dự án Giảm nghèo giai đoạn II.

YBĐT - Lấy kinh nghiệm từ công tác triển khai nhiệm vụ hàng tuần, hàng tháng của Công an huyện, UBND huyện Lục Yên (Yên Bái) đã áp dụng hình thức triển khai nhiệm vụ của từng cơ quan chuyên môn bằng phiếu giao việc

“Kẻ Bắc, người Nam” ngày gặp lại.
(Ảnh: Đoàn Thanh Hà thị trấn Nông trường Trần Phú, Văn Chấn)

YBĐT - Từ tháng 2/1968 đến tháng 6/1968, tỉnh liên tiếp thành lập các tiểu đoàn Yên Ninh II, III, IV để kịp thời chi viện cho chiến trường tại Long An, Thừa Thiên - Huế và miền Đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục