Yên Bái thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Động lực phát triển nghề rừng

  • Cập nhật: Thứ ba, 3/9/2013 | 2:31:41 PM

YBĐT - Ngoài số tiền khoán bảo vệ hàng năm theo quy định của Nhà nước, từ năm 2012, người dân trồng rừng, bảo vệ rừng ở 21 xã có cung ứng dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) ở Văn Chấn (Yên Bái) còn được chi trả thêm tiền phí DVMTR. Số tiền chi trả tuy không lớn, chỉ gần 34.000 đồng/ha nhưng đó là nguồn động lực cho nghề rừng phát triển.

Cán bộ kiểm lâm Văn Chấn tuyên truyền Luật Bảo vệ và phát triển rừng và thực hiện Nghị định 99/CP của Thủ tướng Chính phủ về chi trả phí DVMTR.
Cán bộ kiểm lâm Văn Chấn tuyên truyền Luật Bảo vệ và phát triển rừng và thực hiện Nghị định 99/CP của Thủ tướng Chính phủ về chi trả phí DVMTR.

Là địa phương có diện tích rừng khá lớn, với trên 72.000 ha, trong đó có trên 45.000 ha rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, những năm gần đây, người dân Văn Chấn đã biết bảo vệ, quản lý và tu bổ rừng. Ngoài lực lượng kiểm lâm, người dân đã "xã hội hóa" trong trồng và bảo vệ rừng (BVR). Toàn bộ diện tích rừng được các hộ, nhóm hộ và cộng đồng dân cư nhận quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt. Đã một thời Văn Chấn là điểm nóng trong khai thác chặt phá rừng, nhất là tình trạng xâm chiếm đất rừng làm nương rẫy.

Trước thực trạng đó, huyện Văn Chấn, lực lượng kiểm lâm tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân cùng tham gia bảo vệ rừng, phòng chống chữa cháy rừng. Huyện yêu cầu UBND các xã phải vào cuộc để bảo vệ và phát triển vốn rừng, xã nào để xảy ra tình trạng khai thác, chặt phá rừng thì bí thư, chủ tịch xã đó phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo huyện.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác xây dựng và thực hiện quy ước BVR trong cộng đồng dân cư. Việc xây dựng quy ước BVR phải phù hợp với phong tục, tập quán của từng địa phương, thôn, bản, thể chế hóa Luật Bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao chất lượng khoán và BVR tới hộ, nhóm hộ dân. Hàng năm, lực lượng kiểm lâm tiến hành nghiệm thu chất lượng BVR, hộ, nhóm hộ nào có chất lượng rừng tốt mới được chi trả tiền công theo quy định.

Qua đó, trách nhiệm người dân được nâng cao, chất lượng rừng được giao khoán, bảo vệ được tăng lên rõ rệt. Bên cạnh đó, lực lượng kiểm lâm còn tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý khai thác, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ lâm sản trên địa bàn.

Từ năm 2012, cũng như nhiều địa phương khác của tỉnh, Văn Chấn thực hiện Nghị định 99/2010/NĐ-CP về thực hiện chính sách chi trả DVMTR. Tuy số tiền chi trả không lớn nhưng đó là động lực để phát triển nghề rừng. Qua rà soát, đánh giá, toàn huyện có trên 17.042 ha rừng có cung ứng DVMTR trong lưu vực sông Hồng thuộc 21 xã là: Nậm Búng, Gia Hội, Tú Lệ, Nậm Lành, Sùng Đô, Nghĩa Sơn, An Lương, Suối Quyền, Phù Nham, Thạch Lương, Sơn Thịnh, Suối Giàng, Đồng Khê, Suối Bu, Sơn Lương, Nậm Mười, Sơn A, Phúc Sơn, Hạnh Sơn, thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ, thị trấn Nông trường Liên Sơn; trong đó có 14.770 ha rừng tự nhiên, 2.272 ha rừng trồng kinh tế. Toàn bộ diện tích rừng tự nhiên đang giao khoán cho 67 nhóm hộ với 711 hộ gia đình quản lý và bảo vệ, diện tích rừng trồng thuộc 1.944 chủ hộ gia đình.

Trong năm 2012, Ban chi trả tiền DVMTR huyện đã phối hợp với UBND các xã tiến hành nghiệm thu và chi trả trên 515 triệu đồng cho các nhóm hộ, chủ rừng đảm bảo đúng quy định. Năm 2013 này, huyện đang lập hồ sơ, hợp đồng tới từng chủ rừng để ký hợp đồng giao khoán làm cơ sở thanh toán trong năm.

Đại diện cho nhóm hộ khoán BVR nhận tiền phí DVMTR, anh Nguyễn Văn Rểu, xã Nậm Búng phấn khởi nói: "Số tiền được chi trả không lớn nhưng đó là động lực giúp người trồng rừng, BVR gắn bó với rừng hơn. Quan trọng hơn là nâng cao ý thức người dân, giúp họ hiểu rõ hơn về rừng. Ngoài cung cấp gỗ và lâm sản khác, rừng còn có tác dụng điều tiết, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, hạn chế lũ lụt, bảo tồn đa dạng sinh học. Muốn có môi trường sống tốt chúng ta phải BVR, trồng rừng".

Cũng như anh Rểu, anh Hoàng Văn Pỏm, xã Tú Lệ cho biết: "Trước đây, bà con trong thôn, bản chỉ khai thác rừng là chính nhưng từ khi cán bộ kiểm lâm tuyên truyền về lợi ích kinh tế từ rừng, bà con đã từ chặt phá chuyển sang trồng và tu bổ rừng. Riêng năm 2012 và 7 tháng năm 2013, toàn bản đã trồng trên 20 ha rừng. Toàn bộ diện tích rừng giao khoán được bảo vệ nghiêm ngặt".

Rõ ràng, khi được tuyên truyền và được nhận tiền công bảo vệ cũng như phí DVMTR ý thức cũng như nhận thức của người dân được nâng lên rõ rệt.

Tuy nhiên, công tác chi trả phí DVMTR ở Văn Chấn cũng gặp những khó khăn nhất định. Diện tích rừng nằm trong lưu vực không nhiều lại rất nhỏ lẻ, xa khu dân cư rất khó khăn cho công tác quản lý, kiểm tra, giám sát; quy hoạch phát triển lâm nghiệp trên địa bàn độ chính xác chưa cao, hầu hết các xã chưa có quy hoạch phát triển lâm nghiệp; chưa thực hiện giao rừng gắn với đất lâm nghiệp, ranh giới giữa các khu rừng, chủ rừng chưa rõ ràng dẫn đến chi trả rất phức tạp và mất nhiều công sức, trong khi cán bộ làm công tác chi trả phí DVMTR chủ yếu là kiêm nhiệm. Để việc chi trả phí DVMTR tốt hơn cần có sự vào cuộc và phối hợp chặt chẽ của chính quyền cơ sở cũng như người dân.

Thanh Phúc

Các tin khác
Các đồng chí lãnh đạo huyện, thị trấn tham gia khởi công công trình.

Hướng tới chào mừng kỷ niệm 77 năm thành lập Đảng bộ huyện (20/6/1947 – 20/6/2024) và chào mừng Lễ công bố huyện Yên Bình đạt chuẩn nông thôn mới, sáng 18/5, huyện Yên Bình đã khởi công công trình bê tông hóa đường giao thông tại tổ dân phố số 8, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình.

Ảnh minh họa

Liên bộ sẽ thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng. Thời kỳ thanh tra từ ngày 01/01/2020 đến ngày 15/5/2024, khi cần thiết có thể thanh tra trước hoặc sau thời kỳ nêu trên.

Chiều 17/5, đồng chí Trịnh Xuân Trường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh Lào Cai cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Yên Bái để trao đổi kinh nghiệm triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025.

Mô hình trồng dưa lê Hàn Quốc đem lại thu nhập cao cho các hộ dân thôn São, xã Tân Lập.

Những ngày này, các hộ trồng dưa ở xã Tân Lập, huyện Lục Yên đang vào vụ thu hoạch chính với các sản phẩm: dưa lê Hàn Quốc, dưa lưới, dưa hấu…. Qua nhiều vụ trồng, các giống dưa đã khẳng định phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng cũng như trình độ canh tác của người dân nơi đây. Đặc biệt, sản phẩm được nhiều người biết tới do các hộ dân áp dụng quy trình sản xuất "sạch".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục