Vinamilk vận hành nhà máy sữa nước hiện đại bậc nhất thế giới

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/9/2013 | 7:52:48 AM

Nhà máy sữa Việt Nam tổng vốn đầu tư 2.400 tỷ đồng được Vinamilk đưa vào vận hành từ ngày 10/9 với công suất thiết kế lên tới 800 triệu lít mỗi năm. Nằm trên diện tích 20 ha tại khu công nghiệp Mỹ Phước 2, tỉnh Bình Dương, nhà máy có công suất hơn 400 triệu lít sữa một năm trong giai đoạn một và sẽ tăng lên 800 triệu lít một năm trong giai đoạn 2.

Nhà máy sữa Việt Nam được khai trương vào ngày 10/9 tại khu công nghiệp Mỹ Phước 2 tỉnh Bình Dương.
Nhà máy sữa Việt Nam được khai trương vào ngày 10/9 tại khu công nghiệp Mỹ Phước 2 tỉnh Bình Dương.

Đây là một trong những nhà máy chuyên sản xuất sữa nước hiện đại bậc nhất thế giới, sử dụng công nghệ tích hợp và tự động của Tetra Pak, tập đoàn hàng đầu thế giới chuyên cung cấp các giải pháp chế biến và đóng gói thực phẩm trên 170 quốc gia. Hệ thống Tetra Plant Master giúp điều khiển các hoạt động diễn ra trong nhà máy, theo dõi và kiểm soát chất lượng, cung cấp dữ liệu cần thiết giúp nhà  máy có thể liên tục nâng cao hoạt động sản xuất và bảo trì. Tất cả hệ thống thiết bị, máy móc, đặc biệt là các robot LGV đều vận hành tự động, điều khiển bởi hệ thống máy tính trung tâm. 

Ông Bert Jan Post, Giám đốc điều hành Tetra Pak Việt Nam nhận xét: "Hệ thống robot LGV tự động được hệ thống máy tính trung tâm điều khiển sẽ chịu trách nhiệm chuyển cuộn giấy tiệt trùng vào máy rót và tự động chuyển hàng thành phẩm vào kho thông minh. Nhờ đó nhà máy kiểm soát được chất lượng và hiệu quả sản xuất đạt ở mức cao nhất", ông Bert Jan Post chia sẻ.

vnm-13-JPG-7734-1378812977.jpg
Hệ thống rô bốt tự động thực hiện các công việc vận chuyển pallet trong nhà máy.

Trạm tiếp nhận sữa tươi nguyên liệu của nhà máy có khả năng tiếp nhận 80 tấn sữa tươi mỗi giờ. Sữa tươi nguyên liệu đạt chuẩn chứa trong 3 bồn lạnh, mỗi bồn dung tích tới 150 m3. Đây là hệ thống bồn có sức chứa lớn nhất Việt Nam hiện nay. Công nghệ sản xuất ly tâm tách khuẩn sẽ loại bỏ hầu hết vi khuẩn trong sữa tươi nguyên liệu. Công nghệ UHT ở giai đoạn sau đó giúp tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn có hại còn lại trong sữa.

Nhà máy còn có hệ thống kho thông minh đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam với diện tích lên đến 6 ha và 20 ngõ xuất nhập, dài 105m, cao 35m, gồm 17 tầng giá đỡ, với sức chứa là 27.168 lô chứa hàng.

Ông David Goss, Giám đốc dự án Công ty Schafer Đức, nhà cung cấp hệ thống kho thông minh, cho biết: "Vinamilk là một trong những khách hàng đầu tiên trên thế giới ứng dụng công nghệ này. Điểm nổi bật thứ hai là dàn 15 xe tự vận hành trên hệ thống ray dài 370m. Đây cũng là mẫu xe tự vận hành đầu tiên có thể vận chuyển được hai khay hàng cùng lúc", ông David Goss nói.

Theo bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vinamilk, đây là nhà máy sữa có công suất lớn nhất của công ty và cũng là nhà máy lớn nhất Việt Nam. "Nhà máy có công suất có công suất bằng 9 nhà máy hiện nay của Vinamilk cộng lại, tương đương hơn 1 triệu lít một ngày. Đây cũng là bước đột phá để công ty có thể thực hiện chiến lược trở thành một trong 50 doanh nghiệp sữa lớn nhất thế giới với doanh số 3 tỷ USD vào năm 2017", bà Liên nhấn mạnh.

Vinamilk cho biết dến tháng 7 năm nay, công ty chiếm 48,7% thị phần sữa nước. Hai năm qua, kim ngạch xuất khẩu sữa tươi Vinamilk 100% tăng trưởng bình quân 70% một năm. Lợi nhuận 6 tháng đầu năm tăng trưởng mạnh. Trong 6 tháng đầu năm 2013, doanh thu công ty tăng trưởng đạt 14%, lợi nhuận tăng 21,5% so với cùng kỳ. Doanh thu quý 3 dự kiến tăng trưởng 24% so với cùng kỳ, ước đạt 8.231 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 1.748 tỷ đồng. Doanh thu 2013 dự kiến đạt 31.375 tỷ, lợi nhuận sau thuế là 6,824 tỷ đồng.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Yên Bái đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Ảnh minh hoạ

Các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh vốn đầu tư trên địa bàn.

Mô hình chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả của hội viên nông dân xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Với địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, khô hanh kéo dài, huyện Mù Cang Chải gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động có ý nghĩa, góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Vườn thanh long được cấp mã số vùng trồng tiêu thụ nội địa của gia đình ông Trần Bá Đức, xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ.

Nhiều năm qua, người trồng cây ăn quả ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, không thuốc trừ cỏ, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với quan niệm “sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế”.

Ảnh minh họa

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục