2020 hàng Việt Nam sẽ áp đảo thị trường
- Cập nhật: Thứ ba, 6/5/2014 | 1:45:43 PM
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" giai đoạn 2014 - 2020 với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 tăng thị phần hàng Việt Nam có thế mạnh tại các kênh phân phối lên trên 80%.
|
Theo Quyết định 634/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu tổng quát của Đề án nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng Việt Nam thông qua tập trung nguồn lực đẩy mạnh nhóm các hoạt động phát triển thị trường với tên gọi "Tự hào hàng Việt Nam", đồng thời lồng ghép vào Chương trình hành động của các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị hưởng ứng Cuộc vận động nhằm tạo hiệu ứng cộng hưởng mạnh mẽ trên phạm vi toàn quốc Hàng Việt Nam sẽ áp đảo thị trường Đề án với trọng tâm là tổ chức nhóm các hoạt động phát triển thị trường với tên gọi "Tự hào hàng Việt Nam" phấn đấu đến năm 2015, 90% người tiêu dùng và doanh nghiệp Việt Nam biết đến Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; đến năm 2020, trên 70% biết đến nhóm các hoạt động phát triển thị trường với tên gọi "Tự hào hàng Việt Nam"; 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ, ngành và tổ chức chính trị - xã hội xây dựng được kênh truyền thông (báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử) có chuyên mục "Tự hào hàng Việt Nam" thường xuyên tuyên truyền, quảng bá Cuộc vận động.
Phấn đấu đến năm 2020 tăng thị phần hàng Việt Nam có thế mạnh tại các kênh phân phối lên trên 80% và 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai trên địa bàn Chương trình xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam cố định, bền vững với tên gọi "Tự hào hàng Việt Nam". 100% các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương đều tổ chức được dịch vụ hỗ trợ kết nối cung cầu cho các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng Việt Nam. 4 nhóm giải pháp để thực hiện.
Để đạt được mục tiêu trên, Đề án đưa ra 4 nhóm giải pháp cần thực hiện gồm: Nhóm giải pháp giúp thay đổi về nhận thức và hành vi của cộng đồng đối với hàng Việt Nam; Nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam cố định và bền vững; Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong lĩnh vực phân phối hàng Việt Nam; Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và bảo vệ người tiêu dùng.
Trong đó, nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam cố định và bền vững sẽ xây dựng chương trình kết nối quy mô quốc gia (có tính liên kết vùng miền) giữa nhà sản xuất, kinh doanh với nhà phân phối, đại lý trong nước để mở rộng độ bao phủ hàng hóa, tăng hiện diện của hàng Việt Nam trên thị trường trong nước; tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thương mại nhằm tạo điều kiện mở rộng kênh phân phối hàng Việt Nam tại các khu vực tập trung đông dân cư, khu công nghiệp, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các hoạt động bán hàng Việt theo hướng bền vững.
Cụ thể, trong giai đoạn 2014 - 2020, nhóm giải pháp này sẽ thực hiện 4 Chương trình: Chương trình hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu và cập nhật mạng lưới phân phối hàng Việt Nam trên cả nước; Chương trình xây dựng mô hình thí điểm về Điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi "Tự hào hàng Việt Nam"; Chương trình xây dựng Kho phân phối hàng Việt Nam tại địa bàn nông thôn; Chương trình tăng cường hoạt động liên kết trong chuỗi cung ứng hàng Việt Nam bền vững.
(Theo VnMedia)
Các tin khác
YBĐT - Sáng 6/5, Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển (BIDV) Yên Bái tổ chức khai trương Phòng giao dịch Nam Cường và Phòng giao dịch Nguyễn Thái Học.
YBĐT - Các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Yên Bái có số thu tương đối đồng đều và đạt tỷ lệ khá cao so với dự toán cả năm: huyện Văn Yên và huyện Mù Cang Chải đều đạt 41%; Trạm Tấu đạt 34%; Nghĩa Lộ 32%; Trấn Yên 31%; Lục Yên 29%; Văn Chấn 28%; thành phố Yên Bái 25%...
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 – 2020 với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 tăng thị phần hàng Việt Nam có thế mạnh tại các kênh phân phối lên trên 80%.
Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 5/5, Bộ Công Thương khẳng định: việc cung ứng điện trong mùa khô năm nay sẽ không bị gián đoạn, còn sản xuất công nghiệp đã có dấu hiệu phục hồi.