Khó khăn trồng rừng phòng hộ ở Trạm Tấu

  • Cập nhật: Thứ ba, 27/5/2014 | 2:22:47 PM

YBĐT - Những năm qua, từ chính sách giao đất, giao rừng cùng với các khoản hỗ trợ như giống, phân bón, công tác trồng rừng được đẩy mạnh, người trồng rừng đã có khoản thu nhập từ việc bảo vệ và chăm sóc, phát triển rừng. Tuy nhiên, trồng rừng ở các huyện phía Tây của tỉnh, đặc biệt là ở huyện Trạm Tấu còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thấp cả về kinh tế lẫn phòng hộ.

Rừng tự nhiên ở xã Làng Nhì (Trạm Tấu) được bảo vệ tốt.
(Ảnh: Quang Thiều)
Rừng tự nhiên ở xã Làng Nhì (Trạm Tấu) được bảo vệ tốt. (Ảnh: Quang Thiều)

Đưa giống cây lâm nghiệp nào vào trồng ở huyện vùng cao như Trạm Tấu vẫn đang là bài toán nan giải. Theo thống kê, trung bình hàng năm toàn huyện trồng mới được gần 1.000ha rừng các loại, song chủ yếu là rừng trồng phòng hộ, còn trồng rừng kinh tế vẫn là bài toán khó. Ở đây, đất lâm nghiệp rộng lớn nhưng chủ yếu là đất dốc, khí hậu lại vô cùng khắc nghiệt, khó cây trồng nào chống chịu được. Năm 2006, tỉnh có chủ trương đưa rừng kinh tế vào trồng ở nơi có độ cao dưới 700m nhưng các loại cây trồng đưa vào đều không phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai. Trận rét lịch sử năm 2008 đã làm thiệt hại trên 420ha rừng sản xuất, trong đó có 300ha rừng trồng năm 2007, 120ha rừng trồng năm 2006.

Ngoài việc chưa xác định được cơ cấu cây trồng phù hợp cũng phải nhận thấy chính sách trồng rừng vùng cao còn nhiều hạn chế. Để trồng một ha rừng theo đúng kỹ thuật thì mất 15 triệu đồng tiền vốn; trồng rừng kinh tế phải mất ít nhất 8 năm mới cho thu hoạch, trong khi đó kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn, áp lực về lương thực lớn dẫn đến diện tích rừng trồng cũng không được quan tâm chăm sóc.

Trồng rừng kinh tế đã vậy, việc trồng rừng phòng hộ cũng gặp trở ngại không kém. Nhiều diện tích đất trống có khả năng trồng rừng được thì  chủ yếu đồng bào canh tác nương rẫy.  Ông Đinh Thanh Ba - Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Trạm Tấu cho biết: "Đất trồng được rừng thì người dân đã bao chiếm hết nên rất khó khăn cho công tác trồng rừng. Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Trạm Tấu được giao quản lý trên 49.304ha đất lâm nghiệp thì có đến 30% diện tích bị người dân bao chiếm canh tác nương rẫy".

Năm 2014, theo kế hoạch, Ban quản lý rừng phòng hộ  thực hiện 1.200ha rừng, trong đó trồng rừng phòng hộ 700ha, trồng rừng sản xuất 500ha. Tuy nhiên, qua khảo sát quỹ đất để trồng rừng thì diện tích đất trống quy hoạch để phát triển rừng phòng hộ chủ yếu là đất không sử dụng được, đất bạc màu, tỷ lệ lẫn đá lớn, xa khu vực dân cư từ 10-15km khiến cây trồng sẽ không phát triển được và rất khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ, phòng chống cháy rừng. Do đó, diện tích khảo sát trồng được rừng chỉ là 500ha. 

Những năm qua, việc trồng rừng phòng hộ ở đây chủ yếu là cây thông Mã vĩ. Tuy nhiên, việc đưa cây thông Mã vĩ vào trồng ở các khu vực  xa khu dân cư, đất có tỷ lệ bạc màu lớn dẫn đến cây trồng được coi là phù hợp nhất ở đây cũng không thể phát triển được, nhiều diện tích thông trồng đến năm thứ 3 mà vẫn còi cọc. Ngoài ra, diện tích trồng rừng cách xa dân cư hàng chục km, rất khó khăn cho việc chăm sóc cũng như bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng. Khi cây thông Mã vĩ đã cháy thì không có khả năng tái sinh. 

Đơn cử như mùa khô hanh vừa qua, trên địa bàn huyện xảy ra 3 vụ cháy rừng, làm thiệt hại trên 500ha rừng, trong khi đó, hàng năm huyện vùng cao này trồng mới được khoảng 700ha, nếu cứ để xảy ra cháy rừng thì tốc độ trồng không bù nổi tốc độ cháy. Chính vì lẽ đó, có nhiều ý kiến cho rằng việc đưa cây thông vào trồng rừng phòng hộ hiệu quả không cao, cả về tác dụng phòng hộ lẫn giá trị kinh tế. Do đó, việc cần làm là đưa cây trồng mới vào thử nghiệm.

Tuy nhiên, bài toán đặt ra là đưa giống cây trồng nào vào trồng phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng ở đây? Những năm gần đây, huyện cũng đã đưa cây sơn tra vào trồng hỗn giao dưới các tán rừng phòng hộ. Đây được cho là cây vừa có giá trị kinh tế cao vừa có tác dụng phòng hộ. Tuy nhiên, sơn tra là cây gỗ nhỏ nên tác dụng phòng hộ không cao.

Cùng với đó, ý thức người dân còn hạn chế nên không chăm sóc dẫn đến nhiều diện tích sơn tra đã trồng phát triển rất chậm, lại bị gia súc phá hoại. Theo ông Đinh Thanh Ba thì: "Cây thông Mã vĩ là một trong những cây trồng phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng ở Trạm Tấu, tuy nhiên, do quỹ đất để quy hoạch trồng rừng phòng hộ đã hết nên việc đưa cây thông vào trồng ở các khu vực xa dân cư, đất có tỷ lệ bạc màu lớn khiến hiệu quả không cao. Dần dần cần loại bỏ cây thông, tập trung vào trồng cây vối thuốc, trồng hỗn giao với sơn tra".

 Để trồng rừng ở Trạm Tấu đạt kết quả cao, trước tiên cần làm tốt công tác quy hoạch, tránh việc xen kẽ đất trồng rừng với diện tích làm nương rẫy và chăn thả như hiện nay. Các cấp chính quyền cần vận động nhân dân chuyển diện tích nương rẫy kém hiệu quả sang trồng rừng. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cần nghiên cứu đưa các cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu vào trồng, xây dựng các mô hình trồng rừng ở nhiều địa điểm khác nhau, giao cho người dân trực tiếp làm để có đánh giá về giá trị kinh tế cho bà con học tập đồng hành với việc cần có vốn để nghiên cứu đầu tư xây dựng các mô hình thử nghiệm với tập đoàn cây lâm nghiệp phong phú đưa vào trồng, tận dụng được tối đa tiềm năng đất đai.

Văn Thông 

Các tin khác
Các đồng chí lãnh đạo huyện, thị trấn tham gia khởi công công trình.

Hướng tới chào mừng kỷ niệm 77 năm thành lập Đảng bộ huyện (20/6/1947 – 20/6/2024) và chào mừng Lễ công bố huyện Yên Bình đạt chuẩn nông thôn mới, sáng 18/5, huyện Yên Bình đã khởi công công trình bê tông hóa đường giao thông tại tổ dân phố số 8, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình.

Ảnh minh họa

Liên bộ sẽ thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng. Thời kỳ thanh tra từ ngày 01/01/2020 đến ngày 15/5/2024, khi cần thiết có thể thanh tra trước hoặc sau thời kỳ nêu trên.

Chiều 17/5, đồng chí Trịnh Xuân Trường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh Lào Cai cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Yên Bái để trao đổi kinh nghiệm triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025.

Mô hình trồng dưa lê Hàn Quốc đem lại thu nhập cao cho các hộ dân thôn São, xã Tân Lập.

Những ngày này, các hộ trồng dưa ở xã Tân Lập, huyện Lục Yên đang vào vụ thu hoạch chính với các sản phẩm: dưa lê Hàn Quốc, dưa lưới, dưa hấu…. Qua nhiều vụ trồng, các giống dưa đã khẳng định phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng cũng như trình độ canh tác của người dân nơi đây. Đặc biệt, sản phẩm được nhiều người biết tới do các hộ dân áp dụng quy trình sản xuất "sạch".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục