“4 tại chỗ”, “4 sẵn sàng”

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/1/2015 | 3:10:27 PM

YBĐT - Theo dự báo, mùa khô năm nay sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các vụ cháy rừng. Để chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã tham mưu cho UBND các huyện, thị xã, thành phố kiện toàn ban chỉ đạo về bảo vệ và phát triển rừng, ban chỉ huy về các vấn đề cấp bách trong PCCCR cấp xã và các chủ rừng.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Trạm Tấu kiểm tra số gỗ thu giữ.
Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Trạm Tấu kiểm tra số gỗ thu giữ.

Lực lượng kiểm lâm huấn luyện nghiệp vụ, kỹ năng PCCCR cho các chủ rừng và lực lượng tham gia chữa cháy rừng ở địa phương. Với vùng có nguy cơ cháy cao, vào thời gian cao điểm, Chi cục tổ chức cán bộ trực 24/24 giờ theo dõi, tiếp nhận thông tin cháy rừng, chủ động về lực lượng và phương tiện sẵn sàng ứng cứu khi có cháy rừng xảy ra; tiếp tục hoàn thiện quy chế phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội trong công tác PCCCR và bảo vệ rừng (BVR).

Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân là nhiệm vụ được ngành kiểm lâm cũng như các cấp chính quyền, địa phương trong tỉnh đặt lên hàng đầu. Năm qua, Chi cục đã tổ chức 5 lớp tập huấn nâng cao năng lực nghiệp vụ công tác quản lý BVR, PCCCR, thanh tra, pháp chế cho 175 học viên gồm cán bộ, công chức kiểm lâm địa bàn, tổ trưởng tổ tuần tra BVR, trưởng các thôn, bản và các chủ rừng thuộc huyện Văn Yên, Văn Chấn, Trạm Tấu.

Ngoài ra, Chi cục và hạt kiểm lâm các huyện, thị xã, thành phố đã triển khai 200 hội nghị tuyên truyền về công tác PCCCR tại các huyện, thị xã, thành phố đặc biệt tại các xã trọng điểm cháy rừng, in ấn 10.000 tờ rơi tuyên truyền, ký cam kết BVR và PCCCR tới 75.000 lượt người, tổ chức họp dân, hướng dẫn kỹ thuật đốt nương, làm rẫy, làm đường băng cản lửa cho 25.000 lượt người...

Ông Vũ Thanh Bình - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Trạm Tấu cho biết: "Huyện có hơn 37.000ha rừng tự nhiên và 5.000ha rừng trồng, nằm trên địa bàn 11 xã. Với diện tích rừng rộng lớn, cộng thêm địa hình phức tạp nên công tác PCCCR gặp không ít khó khăn. Vì vậy, huyện đã đề ra các phương án cụ thể trong thực hiện nhiệm vụ BVR và PCCCR nhằm giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra".

Với mục tiêu BVR tận gốc, đơn vị đã chỉ đạo các trạm kiểm lâm, kiểm lâm địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về PCCCR cho người dân bằng nhiều hình thức như lồng ghép với các cuộc họp thôn, bản, tuyên truyền trực tiếp đến những hộ sống gần rừng…; đồng thời, xây dựng phương án PCCCR cấp huyện, cấp xã ngay từ đầu năm với phương châm "4 tại chỗ" (lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ) và "4 sẵn sàng" (chỉ huy sẵn sàng, lực lượng sẵn sàng, phương tiện hậu cần sẵn sàng, thông tin liên lạc sẵn sàng).

Cùng với đó, đối với những diện tích đất rừng phòng hộ đã được Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện ký hợp đồng giao khoán cho các hộ dân, lực lượng chức năng đã kịp thời hướng dẫn bà con các biện pháp PCCCR một cách hiệu quả.

Là huyện có diện tích rừng lớn của tỉnh. Mù Cang Chải đã kiện toàn lại các ban chỉ đạo PCCCR, các tổ, đội chữa cháy; tăng cường phối hợp giữa 3 lực lượng: kiểm lâm, công an, quân đội về công tác quản lý BVR và PCCCR, tổ chức trực, tuần tra 24/24 giờ, sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ theo phương châm "4 tại chỗ". UBND huyện đã chỉ đạo các xã trên địa bàn kiểm tra các diện tích rừng có nguy cơ cháy cao, hướng dẫn các chủ rừng về công tác vệ sinh, chăm sóc rừng trồng và mang các vật liệu dễ cháy ra khỏi phạm vi rừng; đặc biệt, duy trì tổ chức ký cam kết không vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng với các hộ dân sống gần rừng; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức trong cộng đồng dân cư, các cơ quan, trường học trên địa bàn để mọi người nhận thức rõ công tác PCCCR là góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Cùng với Trạm Tấu, Mù Cang Chải, tất cả các địa phương khác trên địa bàn tỉnh đều có sự chuẩn bị tốt cho công tác PCCCR, sẵn sàng ứng phó với mùa khô năm nay nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng cháy rừng xảy ra.

Quang Thiều

Các tin khác
Đưa các giống lúa mới vào canh tác góp phần nâng năng suất và sản lượng thóc trên địa bàn huyện.

YBĐT - Năm 2014, sản xuất nông nghiệp ở huyện Trấn Yên phải đối mặt với những khó khăn và thách thức: thời tiết diễn biến phức tạp: rét đậm, rét hại, mưa kéo dài, trời âm u, ít nắng…; giá cả vật tư nông nghiệp ngày càng tăng đã ảnh hưởng đến việc đầu tư thâm canh và tái đầu tư cho sản xuất của các hộ nông dân.

Cán bộ Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lục Yên kiểm tra vật chứng thu giữ.

YBĐT - Theo đánh giá của Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) huyện Lục Yên, những năm gần đây, lượng án thụ lý mới trên địa bàn có chiều hướng tăng, trung bình từ 350 đến trên 450 việc/năm. Con người thiếu, địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, đương sự cố tình lẩn trốn hay không có tài sản để thi hành… là những chuyện thường gặp với các chấp hành viên ở đây.

Thu hoạch thảo quả ở Nậm Có (Mù Cang Chải).
(Ảnh: A Mua)

YBĐT - Để thúc đẩy ngành gia vị phát triển và hỗ trợ giảm nghèo cho cộng đồng dân tộc thiểu số, Chi cục Lâm nghiệp đã phối hợp với Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) triển khai Dự án "Thúc đẩy ngành gia vị nhằm hỗ trợ giảm nghèo cho cộng đồng các dân tộc thiểu số tại tỉnh Yên Bái".

YBĐT - Đông Cuông (huyện Văn Yên) là một xã "có tiếng" về truyền thống trồng và chế biến sắn khô. Chính vì quá tập trung vào cây sắn mà vụ đông ở đây bị lãng quên. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, Đảng ủy, chính quyền xã đã quyết tâm tạo ra một bước đột phá, một bước chuyển mới trong tư duy của người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục