Văn Yên: “Làn gió mới” từ tái cơ cấu nông nghiệp

  • Cập nhật: Thứ năm, 1/12/2016 | 8:15:51 AM

YBĐT - Huyện đã hình thành vùng chuyên canh lúa với 1.000 ha thâm canh; vùng chuyên canh sắn công nghiệp trên 7.000 ha; quế 40.000 ha, trong đó có 15.000 ha quế tập trung.

Huyện Văn Yên luôn chú trọng đưa cơ giới hóa vào khâu sản xuất và thu hoạch.
Huyện Văn Yên luôn chú trọng đưa cơ giới hóa vào khâu sản xuất và thu hoạch.

Xác định sản xuất nông nghiệp là mũi nhọn trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển, do vậy, huyện Văn Yên đã xây dựng kế hoạch thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp bền vững.

Với phương châm sản xuất tập trung, khai thác lợi thế từng vùng, nhất là có sự liên kết giữa doanh nghiệp với người dân trong sản xuất, mở rộng thị trường bao tiêu sản phẩm, xây dựng được nhiều vùng chuyên canh sản xuất lớn, vận động nhân dân đầu tư thâm canh, lựa chọn cây, con giống phù hợp với từng vùng để tăng năng suất, sản lượng.

Từ việc thâm canh manh mún, nhỏ lẻ, chủ yếu mang tính tự cung, tự cấp thì hiện nay, nền nông nghiệp của huyện đã có bước chuyển mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hóa. Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản giai đoạn 2011 - 2015 tăng bình quân 5,9%. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp có bước chuyển dịch đáng kể. Bộ mặt nông nghiệp, nông thôn ngày càng khởi sắc.

Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, Cùng với đó là tập trung sử dụng giống lúa thuần Chiêm hương chất lượng cao đưa vào sản xuất đại trà; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong thâm canh như bón phân cân đối, sử dụng phân viên nén dúi sâu; làm đất, thu hoạch, chế biến bằng biện pháp cơ giới, đáp ứng yên cầu phát triển sản xuất và từng bước nâng cao giá trị của thương hiệu “Gạo Chiêm hương” trên thị trường. Song song với đó, huyện đã hình thành vùng chuyên canh ngô với tổng diện tích gần 6.000 ha/năm, trong đó có 1.000 ha ngô đông trên đất hai vụ lúa.

Vùng chuyên canh sắn công nghiệp với diện tích trên 7.000 ha. Hàng năm, sản lượng sắn củ tươi đạt trên 15.000 tấn, đáp ứng nguyên liệu cho 2 dây chuyền của nhà máy chế biến tinh bột sắn và cung cấp nguyên liệu cho chế biến sắn khô, phục vụ nhu cầu chăn nuôi trên địa bàn.

Xác định quế là cây kinh tế mũi nhọn, là sản phẩm chủ lực trong xuất khẩu nông sản của huyện, trung bình mỗi năm, huyện trồng mới và trồng thay thế vào diện tích đã khai thác trên 1.500 ha, đưa tổng diện tích quế toàn huyện lên 40.000 ha, trong đó có 15.000 ha quế tập trung, lượng quế vỏ hàng năm đạt trên 4.000 tấn và 350 tấn tinh dầu quế.

Cùng với trồng trọt thì ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện Văn Yên cũng đã mang lại những tín hiệu vui từ việc tái cơ cấu nông nghiệp. Những năm qua, huyện đã tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng hiệu quả kinh tế và bền vững; hỗ trợ và khuyến khích nông dân đầu tư mở rộng chăn nuôi gia trại, trang trại gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Giai đoạn 2011 - 2015, huyện đã thực hiện hỗ trợ 20 cơ sở chăn nuôi trâu, bò bán công nghiệp, 133 cơ sở nuôi lợn, 16 cơ sở nuôi gia cầm, 17 cơ sở nuôi ba ba theo chính sách hỗ trợ chăn nuôi của tỉnh và Đề án Phát triển chăn nuôi của huyện.

Ngoài ra, huyện còn thực hiện hỗ trợ chăn nuôi trâu, bò cho người có công 158 hộ, thực hiện chính sách hỗ trợ chăn nuôi theo Chương trình 30b, Chương trình 135… Đặc biệt, thực hiện Đề án Hỗ trợ phát triển nông - lâm nghiệp - thủy sản năm 2016, huyện đã triển khai hỗ trợ thực hiện các đề án với tổng số kinh phí gần 2 tỷ đồng.

Trong đó, hỗ trợ chăn nuôi trâu bò, lợn nái, lợn thịt, chăn nuôi gia cầm, phát triển nuôi trồng thủy sản cho 33 hộ, nhóm hộ với tổng kinh phí 685 triệu đồng.  Cùng với đó, huyện cũng phê duyệt dự án và kinh phí phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo chính sách hỗ trợ của huyện năm 2016 với tổng số kinh phí 910 triệu đồng.

Đến nay, huyện đã giải ngân hỗ trợ 4 cơ sở nuôi lợn thịt có quy mô 100 con/cơ sở, 16 cơ sở nuôi lợn nái có quy mô 15 con lợn nái/cơ sở, 14 cơ sở nuôi lợn kết hợp gồm 5 con lợn nái, 50 con lợn thịt/cơ sở và 2 cơ sở nuôi gia cầm có quy mô 1.000 con/cơ sở. Nhờ đó, ngành chăn nuôi của huyện đã bắt đầu phát triển theo hướng sản xuất bán công nghiệp, cung ứng sản phẩm hàng hóa cho thị trường trong và ngoài huyện.

Tiếp tục thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015 - 2020, thời gian tới, huyện tiếp tục phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp trên cơ sở phát triển những cây trồng, vật nuôi có lợi thế của huyện, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phấn đấu tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp và tỷ trọng lâm nghiệp trong nông - lâm nghiệp, phát triển mạnh mô hình sản xuất nông nghiệp đa canh, nhằm tạo ra chuyển biến căn bản về quy mô, năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh các sản phẩm nông - lâm - thủy sản có lợi thế, có thị trường tiêu thụ và phát triển bền vững.

Cùng với đó là đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông - lâm nghiệp, kết hợp phát triển công nghiệp chế biến, dịch vụ và ngành nghề nông thôn. Giải quyết cơ bản việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn, phấn đấu giá trị sản xuất ngành nông - lâm nghiệp đến năm 2020 đạt 2.060 tỷ đồng.

Mô hình chăn nuôi lợn của gia đình bà Nguyễn Thị Ánh, xã Tân Hợp

Theo đó, thời gian tới, huyện tập trung đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao năng xuất, chất lượng, hiệu quả chuyên canh lúa, ngô tại vùng Đại - Phú - An, Đông Cuông, ngô đồi ở Lâm Giang, Lang Thíp, Châu Quế Thượng, Phong Dụ Thượng, Mỏ Vàng. Phấn đấu đến năm 2020, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 56.000 tấn.

Đồng thời, đẩy mạnh trồng quế tại các xã vùng cao Đại Sơn, Viễn Sơn, Phong Dụ Thượng, Mỏ Vàng; thay thế diện tích cây vườn tạp và cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang trồng quế, phấn đấu trung bình mỗi năm toàn huyện trồng mới 1.500 ha đến 1.800 ha cây quế.

Đến năm 2020 ổn định diện tích quế trên trên 40.000 ha, sản lượng quế khai thác bình quân hàng năm trên 7.500 tấn. Hình thành các vùng cây ăn quả sạch, phấn đấu đến năm 2020 điện tích cây ăn quả đạt 700 ha; trong đó, nhóm cây có múi 80 ha tập trung ở xã vùng thấp; nhóm cây nhãn, vải 300 ha tập trung ở các xã vùng thượng huyện.

Đặc biệt, đẩy mạnh phát triển đàn đại gia súc theo hướng bán chăn thả, phát triển đàn lợn và gia cầm theo hướng chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, trang trại tập trung, quy mô phù hợp. Bên cạnh đó, tuyên truyền, vận động các hộ gia đình liên kết nuôi gia công với các doanh nghiệp, phấn đấu đến năm 2020 đàn gia súc chính đạt 166.500 con, đàn gia cầm 1,2 triệu con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 9.000 tấn trở lên.

Cùng với đó, huyện tập trung huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng xã nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2020 toàn huyện có 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới; khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp để hỗ trợ cho sản xuất và đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp trong các khâu, nhất là ở khâu sơ chế và bảo quản sản phảm sau thu hoạch.

Với những nỗ lực không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Văn Yên, tin rằng, chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện sẽ gặt hái được nhiều thành công mới, thực sự là bước chuyển mạnh mẽ làm thay đổi căn bản nền nông nghiệp Văn Yên theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, góp phần tạo đà vững chắc để huyện hoàn thành tốt các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới và xây dựng huyện ngày càng giàu đẹp và văn minh, trở thành một huyện phát triển toàn diện của tỉnh.

Hồng Vân

Các tin khác
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã góp phần nâng cao chất lượng rừng, đưa độ tàn che phủ lên trên 63%.

YBĐT - Tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng đã được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng giải ngân từ năm 2011 - 2015 là trên 132 tỷ đồng.

Lễ hội đền Đông Cuông (huyện Văn Yên) thu hút hàng nghìn khách du lịch tới tham quan, chiêm bái.  (Ảnh: Anh Hải)

YBĐT - Với lợi thế có nhiều cảnh đẹp thiên nhiên, món ăn đặc sắc và con người thân thiện, những năm gần đây, ngành du lịch Yên Bái đã có bước phát triển.

YBĐT - Từ thành công trong tăng vụ ở cánh đồng Tàng Ghênh, những “cánh đồng nghị quyết” được nhân rộng ở xã Xà Hồ, ở Nậm Tộc (Túc Đán), Làng Mảnh (Tà Xi Láng). Bên cạnh đó, Trạm Tấu đã thành công trong việc đưa cây ngô hè thu vào gieo trồng, xóa bỏ tập quán chỉ gieo trồng một vụ ngô xuân hè trên nương đồi, đưa giá trị kinh tế một ha đất nương đồi tăng gấp đôi trước đây và tăng gấp 3,5 lần so với trồng lúa nương.

Ảnh minh họa.

Thủ tướng Chính phủ đồng ý Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao chi tiết kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước năm 2016 hơn 2.270 tỷ đồng cho các dự án đủ điều kiện thuộc Chương trình kiên cố hóa kênh mương và đường giao thông nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục