Hiệu quả từ phát huy dân chủ ở cơ sở

  • Cập nhật: Thứ sáu, 30/12/2016 | 9:11:50 AM

YBĐT - Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể trong tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở.

Qua đó, làm chuyển biến nhận thức của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể về dân chủ và mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Một trong những kết quả nổi bật trong thực hiện QCDC ở cơ sở là thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Tất cả những vấn đề có liên quan đến người dân đều được các địa phương, ban, ngành công khai bằng nhiều hình thức. Việc tổ chức họp dân luôn được chính quyền chú trọng, để nhân dân được tham gia bàn bạc, quyết định trực tiếp những vấn đề quan trọng.

Nhân dân còn có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của HĐND, UBND, kết quả thực hiện nghị quyết của HĐND và quyết định của UBND, hoạt động của đại biểu nhân dân và cán bộ tại cơ sở; kết quả nghiệm thu, quyết toán các công trình do nhân dân đóng góp…

Qua đó, góp phần tăng niềm tin của nhân dân với Đảng, chính quyền; huy động được sức mạnh tổng hợp của nhân dân trong các phong trào thi đua yêu nước, tạo động lực phát triển kinh tế, văn hoá, quốc phòng - an ninh.

Điển hình trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, nhân dân từ vùng thấp đến vùng cao đã tự nguyện đóng góp tiền của và ngày công lao động xây dựng đường sá, các công trình phúc lợi. Chỉ tính riêng năm 2016, nhân dân đã đóng góp trên 17 tỷ đồng và hàng nghìn ngày công xây dựng hạ tầng cơ sở.

Nhờ đó, toàn tỉnh hiện có 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở đã góp phần tạo điều kiện để các tổ chức trong hệ thống chính trị hoạt động có hiệu quả, khắc phục được tình trạng “hành chính hóa”, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở được nâng lên theo hướng “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”.

Hiệu quả quản lý điều hành của bộ máy chính quyền có nhiều chuyển biến, công tác cải cách hành chính từng bước đáp ứng được yêu cầu CNH - HĐH và nguyện vọng của nhân dân. Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị đã kịp thời lắng nghe, phản ánh của cán bộ, công chức, giải quyết tốt các nguyện vọng chính đáng của cán bộ, công chức trong quá trình hoạt động; đẩy mạnh các biện pháp ngăn ngừa tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong các cơ quan, đơn vị. Trong các đơn vị hành chính sự, sự nghiệp, đến nay có 75,07% các cơ quan, đơn vị đã tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, người lao động (tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2015).

Qua hội nghị, các cơ quan đơn vị đều xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định của Nhà nước, trên cơ sở đó, tạo điều kiện cho các đơn vị thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và cải thiện đời sống cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, tạo sự đồng thuận trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị mình.

Thực tế cho thấy, nhờ thực hiện tốt QCDC ở cơ sở đã góp phần xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng, chính quyền với nhân dân. Khi quyền làm chủ của nhân dân được phát huy, nhân dân sẽ tích cực thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, tham gia xây dựng hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh; góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh.

Anh Dũng

Các tin khác
Năm 2016, giá lợn hơi ổn định, người chăn nuôi có lãi.

YBĐT - Năm 2016 đã qua, cùng với thắng lợi toàn diện của ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái, lĩnh vực chăn nuôi được đánh giá là một năm thắng lợi lớn với tổng đàn gia súc chính đạt 679.131 con, tăng 5,53% so với cùng kỳ.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng - Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam (thứ 2, trái sang) thăm mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học EMINA trên cây thanh long ở xã Bạch Hà, huyện Yên Bình.

YBĐT - Hiện nay, hướng tới một nền nông nghiệp an toàn, phát triển bền vững là xu thế tất yếu.

Nhờ chính sách hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ dân ở huyện Mù Cang Chải đã mua được máy cày, máy bừa để sản xuất.

YBĐT - Năm 2016, Ban Dân tộc tỉnh và các ngành, các địa phương trong tỉnh đã phối hợp triển khai thực hiện kịp thời các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số (DTTS) vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) của Chính phủ đến các đối tượng trên địa bàn tỉnh được thụ hưởng.

Những con đường bê tông nối gần các bản làng của xã Hát Lừu.

YBĐT - Từ năm 2012 trở lại đây, khi phong trào làm đường giao thông nông thôn nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo nhân dân, bộ mặt xã Hát Lừu (Trạm Tấu) đã có nhiều thay đổi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục