Nghĩa Lợi: Rau an toàn phục vụ du lịch

  • Cập nhật: Thứ ba, 15/8/2017 | 10:51:33 AM

YBĐT - Trước nhu cầu về thực phẩm sạch ngày càng tăng cao, đặc biệt là hình thành những mô hình sản xuất rau, củ, quả an toàn để phục vụ du lịch, những năm qua, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân rộng các mô hình sản xuất rau an toàn.

Gia đình bà Lường Thị Ồn là hộ đầu tiên ở thôn Sang Thái mạnh dạn chuyển đổi 2.100 m2 đất ruộng sang trồng củ đậu và dưa lê theo hướng an toàn. Quá trình trồng rau chỉ sử dụng phân vi sinh, phân chuồng ủ hoai mục, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, lắp bóng điện để bắt sâu, phun bằng tỏi, ớt nghiền để phòng sâu bệnh cho củ đậu và dưa lê…
 
Bà Ồn cho biết: trước năm 2015, trên diện tích đất ruộng 2.100 m2, gia đình bà chỉ cấy 2 vụ lúa và trồng ngô vụ đông nên thu nhập không được bao nhiêu, vì vụ tốt lắm cũng chỉ được gần 2 triệu. Nhưng từ vụ đông xuân năm 2015, được sự hỗ trợ của UBND xã với 500 nghìn đồng, bà đã mạnh dạn chuyển đổi thử nghiệm 400 m2 lúa sang trồng củ đậu và dưa lê. Qua 2 vụ trồng, 400 m2 dưa lê và củ đậu mang về cho gia đình thu nhập hơn 9 triệu đồng/vụ. Đến vụ đông xuân năm 2017, gia đình bà đã chuyển đổi toàn bộ diện tích 2.100 m đất lúa sang trồng củ đậu và dưa lê theo hướng an toàn.

Bà Lường Thị Ồn cũng cho biết thêm: trồng dưa lê và củ đậu chỉ được 2 vụ/năm; bình quân mỗi vụ từ khi trồng đến khi thu hoạch là 4 tháng. Đến vụ đông, trời rét thì 2 loại cây này khó trồng. Gia đình bà trồng thêm rau và ngô nếp bán bắp non tăng thêm thu nhập. Điều đặc biệt là, rau và ngô nếp non lại thu đúng vào dịp tết Nguyên đán nên rất dễ bán và được giá.

Ông Lường Văn Hà - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lợi cho biết: trong lộ trình cán đích nông thôn mới năm 2017, xã đã đề ra mục tiêu đưa du lịch cộng đồng phát triển bền vững và trở thành động lực thúc đẩy kinh tế của xã.
 
Để thực hiện điều này, ngoài xây dựng và tổ chức các hoạt động thu hút khách du lịch, cấp ủy, chính quyền xã Nghĩa Lợi đã chú trọng tổ chức tuyên truyền, vận động các hộ dân hình thành các mô hình rau, củ quả theo hướng an toàn để phục vụ khách du lịch.
 
Qua đó, năm 2015, từ chỗ chỉ có một hộ mạnh dạn chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng củ đậu, dưa lê theo hướng an toàn thì nay đã có hơn 1 ha được nhân dân chuyển đổi thành công từ đất trồng lúa sang trồng cây rau màu chuyên canh đặc sản chất lượng cao. Nhiều mô hình đã bước đầu mang lại thu nhập cao và được người tiêu dùng ưa chuộng sản phẩm như mô hình thanh long ruột tím của ông Lường Trung Lập; mô hình rau an toàn của ông Hoàng Văn Long…

Phát triển sản xuất rau, củ quả sạch, an toàn và bền vững, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng và khách du lịch là mục tiêu được cấp ủy, chính quyền xã Nghĩa Lợi đưa ra thực hiện trong nhiệm kỳ 2015 - 2020. Đây cũng sẽ là một hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người nông dân trên địa bàn xã và góp phần giảm nghèo bền vững, đưa Nghĩa Lợi thành phường trong tương lai gần.

Thùy Hương - Xuân Tỉnh (Đài TT - TH Nghĩa Lộ)

Các tin khác
Công nhân Công ty Điện lực Yên Bái khắc phục đường dây tải điện bị hư hỏng trong đợt lũ ống, lũ quét ở huyện Mù Cang Chải vừa qua.

YBĐT - Trong các ngày từ 1 - 3/8/2017, trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã xảy ra mưa lớn kèm theo giông sét kéo dài. Đến sáng ngày 3/8/2017 đã xảy ra lũ ống, lũ quét gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản của nhân dân, các công trình nhà nước, trong đó hệ thống lưới điện do Điện lực Nghĩa Lộ thuộc Công ty Điện lực Yên Bái quản lý.

Ông Nguyễn Minh Nhiệm (đội mũ) - Tổ trưởng Tổ hợp tác Chuyên canh cam Thiên Tuế, xã Thượng Bằng La thường xuyên thăm vườn của tổ viên.

YBĐT - Tất cả 20 thôn trên địa bàn xã đều trồng cam, nhiều nhất là thôn Thiên Tuế có 120 ha. Theo Chủ tịch UBND xã Hoàng Đình Mưu thì "cứ thôn nào trồng nhiều cam là hộ nghèo hầu như không còn”.

Đồng chí Vũ Tiến Đức – Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải chỉ đạo công tác khắc phục thiệt hại tại công trình thủy lợi Mí Háng, bản Tà Ghênh, xã Lao Chải.

YBĐT -  Sau lũ quét, toàn huyện Mù Cang Chải có 146 công trình thủy lợi bị hư hỏng; đến nay đã khắc phục tạm thời trên 80 công trình, hiện vẫn còn 27 công trình đầu mối hư hỏng nặng, gần như không thể tự khắc phục 

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg (thay thế Quyết định số 69/2013/QĐ-TTg) về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, áp dụng cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực và sử dụng điện chính thức có hiệu lực thi hành vào ngày 15-8-2017.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục