Khánh Hòa phát triển kinh tế theo đặc thù thôn, bản

  • Cập nhật: Thứ năm, 31/8/2017 | 1:43:19 PM

YBĐT - Đảng bộ xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên hiện có 171 đảng viên sinh hoạt tại 11 chi bộ. Với đặc thù là xã thuần nông, để lãnh đạo phát triển kinh tế, Đảng bộ xã xác định nhiệm vụ trọng tâm là phải giúp người dân tiếp cận các nguồn vốn vay và ứng dụng được tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất; trong đó, coi trọng tính phù hợp với điều kiện của từng thôn...

Lãnh đạo huyện Lục Yên trao đổi với người dân xã Khánh Hòa về phát triển kinh tế.
Lãnh đạo huyện Lục Yên trao đổi với người dân xã Khánh Hòa về phát triển kinh tế.

Đảng ủy xã Khánh Hòa đã ra nghị quyết tập trung phát triển kinh tế giai đoạn 2015 - 2020 với mục tiêu khai thác tiềm năng đất đai phát triển cây trồng thế mạnh địa phương, trong đó đặc biệt chú trọng đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và sức cạnh tranh của từng loại sản phẩm.
 
Để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, Đảng ủy xã đã lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền, các tổ chức, đoàn thể cụ thể hóa nội dung của nghị quyết thành kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế phù hợp với đặc thù từng thôn.

Đồng chí Triệu Phúc Thanh - Bí thư Đảng ủy cho biết: "Để thực hiện có hiệu quả và nhanh chóng đưa nghị quyết đi vào cuộc sống, Đảng bộ xã đã tổ chức quán triệt đến các chi bộ và đảng viên, phát huy vai trò gương mẫu, đi đầu của cán bộ, đảng viên trong việc phát triển kinh tế, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất”.
 
Cụ thể, Ban Thường vụ Đảng ủy xã đã phân công từng đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ dự sinh hoạt chi bộ để nắm bắt tình hình sản xuất, đời sống của nhân dân, từ đó có định hướng chỉ đạo cơ sở tháo gỡ khó khăn; phân công các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ xã phụ trách các thôn tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các loại giống cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Đồng thời, chỉ đạo UBND xã và các đoàn thể tạo điều kiện để nhân dân được tiếp cận các nguồn vốn phát triển kinh tế. 

Thôn Làng Chạp, cách trung tâm xã Khánh Hòa 11 km là một trong những thôn đặc biệt khó khăn của xã. Cả thôn có 71 hộ, 325 nhân khẩu thì có tới 36 hộ nghèo, đời sống người dân chủ yếu dựa vào canh tác 13 ha lúa nước. Những năm gần đây, thôn Làng Chạp đã có nhiều khởi sắc nhờ đưa cây cam, quế vào trồng và diện tích đến nay đã  phát triển được trên 30 ha cam, 40 ha quế, đó là kết quả lãnh đạo của cấp ủy Đảng, lấy tinh thần tiên phong của đảng viên để vận động người dân.
 
Ông Triệu Cao Bằng - Bí thư Chi bộ thôn Làng Chạp chia sẻ: "Khó khăn lớn nhất ở Làng Chạp là đường giao thông chỉ là đường đất, xã trung tâm xã và quốc lộ 70 nên vào mùa mưa đường rất lầy lội rất khó đi. Hàng hóa nông sản giá cũng thấp hơn nhiều so với các vùng khác. Mặt khác, do trình độ nhận thức của bà con còn hạn chế, nên việc áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất cũng rất khó khăn”.
 
Xác định khó khăn đó, Chi bộ thôn đã phát huy tốt vai trò tiên phong của các đảng viên trong phát triển kinh tế. Đồng thời, phân công đảng viên trực tiếp giúp đỡ hộ nghèo và phấn đấu mỗi năm giảm được 8 hộ nghèo”. Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xã Khánh Hòa có kế hoạch phát triển vùng cam lên 300 ha và thôn Làng Chạp có điều kiện đất đai rất phù hợp để phát triển cây cam.
 
Ông Hà Văn Sơn - một người dân trong thôn cho biết: "Khi cán bộ thôn vận động trồng cam, người dân có phần e ngại do đường giao thông khó khăn, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. Nhưng khi thấy Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn và các đảng viên trong thôn đều trồng cam, chúng tôi không ngần ngại nữa mà đã mạnh dạn đưa cây cam vào trồng. Giờ đây, trong thôn nhà nào cũng có cam và nhiều nhà có 2 đến 3 ha. Cây cam đã và đang thay đổi cuộc sống của chúng tôi”.

Từ nâng cao năng lực lãnh đạo, vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên nên mấy năm qua, các phong trào phát triển kinh tế, xã hội của Khánh Hòa đã có bước chuyển rõ nét. Năm 2016, xã giảm được 109 hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 47,3%.  

Anh Dũng

Các tin khác

YBĐT - Thành phố Yên Bái hiện đang quản lý trên 4.300 hộ, cá nhân kinh doanh (CNKD) có hoạt động thường xuyên. Doanh thu thuế khoán đạt trên 1,3 tỷ đồng/năm và số thu nộp ngân sách Nhà nước (NSNN) từ khối hộ này chiếm gần 7% tổng thu ngân sách. 

Đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh (bên trái) và huyện Yên Bình kiểm tra một số điểm có nguy cơ sạt lở đất ở xã Phúc An.

YBĐT - Trong 8 tháng đầu năm 2017, huyện Yên Bình đã ban hành 17 văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các xã, thị trấn, các cơ quan liên quan chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với thiên tai, bão lũ theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên và trước các đợt dự báo thời tiết của cơ quan khí tượng - thủy văn.

Bản Lềnh, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn là 1 trong 177 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020.

Theo Quyết định số 414/QĐ - UBDT của Ủy ban Dân tộc vừa ban hành phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020, Yên Bái có 177 thôn đặc biệt khó khăn thuộc 56 xã của 8 huyện, thị xã.

Ảnh minh họa.

Đối chiếu với 13 chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được Quốc hội giao thì tất cả các chỉ tiêu đều đạt và vượt mục tiêu đề ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục