Thị trường tết Trung thu 2017: Người tiêu dùng chuộng hàng Việt

  • Cập nhật: Thứ sáu, 29/9/2017 | 7:58:21 AM

YBĐT - Gần tết Trung thu, thị trường bánh, đồ chơi càng nhộn nhịp. Qua khảo sát cho thấy, giá cả năm nay không biến động nhiều so với năm 2016, dự báo chỉ tăng 2-5% ở một số dòng sản phẩm...

Hàng Việt Nam đang hấp dẫn người tiêu dùng.
Hàng Việt Nam đang hấp dẫn người tiêu dùng.

Nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố Yên Bái, những cửa hàng, đại lý, gian hàng di động trưng bày bánh Trung thu của các thương hiệu lớn như: Kinh đô, Hữu Nghị, Bibica… đã đông khách. Qua khảo sát, giá bánh Trung thu năm nay gần như không thay đổi so với năm 2016; mẫu mã, nguyên liệu sản phẩm cũng đa dạng hơn.
 
Bên cạnh những sản phẩm bánh nướng, dẻo nhân truyền thống như: gà quay, thập cẩm, xá xíu, đậu xanh, jambon, vi cá, đậu đỏ, hạt sen... hầu hết các thương hiệu còn cho ra thị trường các dòng bánh dành cho người ăn kiêng. 

Trọng lượng mỗi chiếc bánh từ 120 - 250 gam, loại bánh to có trọng lượng 800 gam. Giá bánh tùy theo mỗi loại dao động từ 40.000 - 62.000 đồng/cái cho loại bánh có trọng lượng dưới 150 gam, loại bánh nặng 250 gam có giá từ 57.000 - 160.000 đồng/cái và loại bánh trọng lượng 800 gam có giá dao động từ 300.000 - 470.000 đồng/cái. 

Chiếm thị phần lớn trên thị trường vẫn là thương hiệu bánh Kinh Đô. Giá bánh so với năm trước chỉ tăng khoảng 2-4%. Dịp này, Kinh Đô ra mắt thêm dòng bánh Trung thu Oreo, Custard và các dòng bánh cao cấp mang phong cách hiện đại. 

Trong khi đó, ngoài một số chủng loại bánh mang hương vị truyền thống, Công ty cổ phần Bibica ra mắt một số dòng bánh mới như bánh Trung thu Mochi, bánh làm từ những nguyên liệu tốt cho sức khỏe như đông trùng hạ thảo, sâm ngọc linh, tổ yến…  

Đặc biệt, năm nay Hữu Nghị cho ra mắt thêm hộp màu xanh với dòng sản phẩm Hạnh Phúc và Trung Thu.
 
Đối với các sản phẩm bánh cao cấp như: Lộc Phát (Hữu Nghị), Trăng vàng kim cương Trường Khang (Kinh đô), Đế Nguyệt (Bibica)… được bán từ 1 triệu - 3,2 triệu đồng/hộp cũng được khách hàng chọn mua để biếu tặng. 

Bên cạnh loại bánh Trung thu có thương hiệu được bày bán, các cơ sở sản xuất bánh truyền thống trên địa bàn thành phố Yên Bái như Tình Thu, Ngọc Khánh… cũng đã có phương án sản xuất phù hợp với thị trường. Điểm nổi trội của các cơ sở này là đều đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giá cả mềm hơn so với các loại bánh có thương hiệu lớn, nhưng chất lượng không hề thua kém.
 
Đặc biệt, vài năm trở lại đây, cạnh tranh với bánh truyền thống là loại bánh Trung thu "handmade” là nguyên liệu tự làm, mẫu mã khá đa dạng, nhiều hương vị, không chất bảo quản nên thời hạn sử dụng ngắn (đối với bánh nướng hạn sử dụng trong 5 - 7 ngày, bánh dẻo có hạn sử dụng chỉ 3 - 5 ngày), giá bán khá hợp lý, được bán online trên mạng xã hội Facebook hoặc Zalo.
 
Cùng với sự "sôi động” của thị trường bánh, thì các mặt hàng đồ chơi cũng đang được bày bán rất đa dạng, gồm các loại đồ chơi truyền thống như: đầu lân, trống, mặt nạ, đèn lồng. Mỗi chiếc đèn lồng có giá trung bình từ 20.000 - 100.000 đồng/ chiếc; đồ múa lân bao gồm: mặt nạ ông địa, đầu lân, quần áo múa lân, quạt ba tiêu… giá tầm khoảng 1,5 triệu - 5 triệu đồng/bộ. 

Thú vị hơn cả là món đồ chơi đầu sư tử được nhiều gia đình chọn mua cho con em họ vì giá cả không quá cao, khoảng 120.000 - 250.000 đồng/chiếc, đảm bảo đẹp, an toàn và phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng… 

Vài năm trở lại đây, hàng Việt Nam đang chiếm lĩnh thị trường Trung thu, hầu hết người tiêu dùng thường rất để ý đến xuất xứ sản phẩm khi mua hàng. Chị Nguyễn Thúy Ngọc – phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái chia sẻ: "Đồ chơi Trung Quốc thật sự khá đẹp và rẻ hơn so với đồ chơi Việt Nam nhưng tôi vẫn ưu tiên mua hàng Việt Nam hơn vì vừa đảm bảo an toàn cho trẻ vừa mang đậm bản sắc truyền thống của dân tộc”.

Bên cạnh thị trường sôi động, nguồn hàng phong phú, hấp dẫn thỏa sức mua sắm của người tiêu dùng cũng là cơ hội cho các loại đồ chơi nguy hiểm có tính kích động bạo lực như súng, đao, kiếm, đồ chơi kém chất lượng vào lưu thông, gây nguy hại đến sức khỏe.
 
Để kịp thời ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh hàng giả, hàng cấm, hàng nhập lậu cũng như quyết tâm không để xảy ra tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái đã tập trung chỉ đạo các đội quản lý thị trường trực thuộc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc, chất lượng đối với các mặt hàng trong dịp tết Trung thu.
 
Đồng thời, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cũng cảnh báo tới các bậc phụ huynh cần thận trọng trong việc mua đồ chơi cho con em mình, nên khuyến khích, hướng dẫn trẻ tự làm đồ chơi và tham gia các trò chơi truyền thống, không mua, không sử dụng đồ chơi độc hại, không lành mạnh.

Hải Hà

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục