Yên Bái lan tỏa phong trào nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ sáu, 8/6/2018 | 1:44:01 PM

YBĐT - Qua 6 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), Yên Bái đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Không chỉ 33 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) mà trên khắp các vùng quê đã và đang tạo ra những đổi thay tích cực, đặc biệt trong sản xuất, xóa đói, giảm nghèo. 

Người dân tích cực hiến đất, đóng góp ngày công xây dựng nông thôn mới.
Người dân tích cực hiến đất, đóng góp ngày công xây dựng nông thôn mới.


Là một tỉnh miền núi, xuất phát điểm thấp, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, làm theo phong trào, thiếu tính định hướng, quy hoạch, thị trường tiêu thụ không có, ruộng đồng manh mún, nông dân hầu hết chưa qua đào tạo, tỷ lệ đói nghèo cao...
 
Nhìn rõ những tồn tại, hạn chế, cùng sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân các dân tộc trong tỉnh sản xuất nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã có sự đổi thay vượt bậc, nhất là trong hai năm gần đây, Yên Bái thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với XDNTM, sản xuất đã chuyển từ tự cung, tự cấp sang sản xuất theo hướng hàng hóa và thị trường. Cái được lớn nhất trong thực hiện chương trình XDNTM ở Yên Bái trong những năm qua là đã có 33 xã đạt chuẩn NTM.
 
Quan trọng hơn là nhận thức của người dân về NTM đã được nâng lên, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, đặc biệt có sự vào cuộc của "4 nhà”. Người dân đã tích cực đóng góp ý kiến tham gia vào việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đóng góp tiền, ngày công và hiến đất xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở; chủ động hơn trong việc phát triển kinh tế gia đình.

Khó khăn nhất của chúng ta là hạ tầng cơ sở, các thiết chế văn hóa, bởi vậy tỉnh đã phát động các phong trào thi đua, nhất là phong trào làm giao thông nông thôn. Với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đến nay đã có trên 700km đường được kiên cố hóa, mở mới nền đường với chiều dài trên 1.300km. Chỉ tính riêng trong năm 2017 đã đầu tư xây dựng được 50 công trình các loại, bê tông hóa được hơn 120km đường liên xã, liên thôn.
 
Có thể nói, việc xây dựng đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh đã trở thành phong trào, được người dân nhiệt tình hưởng ứng tham gia. Bên cạnh đó, đã sửa chữa, nâng cấp, làm mới 405 công trình thủy lợi, với tổng mức đầu tư gần 900 tỷ đồng. Hệ thống công trình thủy lợi của tỉnh hiện có 3.403 công trình thủy lợi vừa và nhỏ, công trình tạm, cấp nước tưới cho hơn 17.000ha lúa vụ đông xuân, 19.598ha lúa vụ mùa.
 
Trong đó, có 2.626 công trình có diện tích tưới từ 1ha trở lên được đầu tư cơ bản, đáp ứng nhu cầu điều tiết nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, góp phần cải tạo môi trường, phát triển giao thông, ổn định sản xuất và đời sống cho nông dân.
 
Hiện đã có 128 xã (chiếm 81,52% số xã) đạt tiêu chí số 3 về thủy lợi. Công trình điện thường xuyên được nâng cấp, đầu tư, đến nay có 80% số hộ dân được sử dụng điện thường xuyên, 119/157 xã (chiếm 75,8% số xã) đạt tiêu chí số 4 về điện. Toàn tỉnh đã xây dựng được 63 công trình văn hóa (57 nhà văn hóa thôn, 6 nhà văn hóa xã); 62 công trình thể thao (6 khu thể thao xã và 56 khu thể thao thôn).
 
Ngoài việc đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn, Yên Bái xác định phát triển sản xuất là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần quan trọng để cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập bền vững cho người dân nông thôn. Đặc biệt, chú trọng xây dựng, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với thị trường có hiệu quả như: vùng quế, tre măng Bát độ, cam, bưởi, cá hồ Thác Bà, lúa chất lượng cao...
 
Đến nay, Yên Bái đã xác định rõ nét những lĩnh vực, cây trồng, vật nuôi có thế mạnh để tập trung nội lực, ngoại lực cho phát triển và đều đã có những kết quả, thành công nhất định.
 
Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng tăng nhanh các đối tượng nuôi trồng có năng suất và giá trị kinh tế cao, tạo ra sự chuyển dịch căn bản về phương thức sản xuất cũng như các hình thức tổ chức sản xuất theo tổ hợp tác, hợp tác xã và liên kết với các doanh nghiệp trong sản xuất.
 
Nhờ vậy, đời sống nhân dân trên địa bàn cơ bản ổn định, không xảy ra tình trạng đói giáp hạt, tỷ lệ hộ nghèo giảm 5% mỗi năm. Theo số liệu của ngành nông nghiệp, đến nay toàn tỉnh có 33 xã đã đạt chuẩn NTM, 5 xã đạt 16 -18 tiêu chí, 37 xã đạt từ 10 - 15 tiêu chí, 71 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí, 8 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Đã lựa chọn được 05 xã thực hiện xây dựng xã NTM kiểu mẫu giai đoạn 2017-2019.

Phát huy kết quả đã được, trong năm 2018 này toàn tỉnh phấn đấu có 15 xã đạt chuẩn NTM và đến năm 2020 có 75 xã đạt chuẩn và huyện Trấn Yên đạt huyện NTM. Hiện, Yên Bái đang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với XDNTM, phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, quy mô lớn tăng thu nhập cho người dân. Song song với đó là giữ vững và nâng cao chất lượng xã NTM.

Ngọc Trúc

Các tin khác
Lực lượng diễn tập cứu hộ, tìm kiếm người và tài sản bị lũ cuốn trôi.

YBĐT - Sáng 8/6, thành phố Yên Bái tổ chức diễn tập ứng phó thiên tai bão, lụt và tìm kiếm cứu nạn năm 2018.

Phần cầu Bách Lẫm đã cơ bản hoàn thành.

YBĐT - Những ngày này, trên khắp các công trình trọng điểm từ thành phố Yên Bái đến thị xã Nghĩa Lộ, đâu đâu cũng thấy không khí thi đua lao động sôi nổi.

Đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ thi công cầu Bách Lẫm.

YBĐT -Trong 5 tháng đầu năm, công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh tiếp tục được thực hiện theo đúng quy định, kịp thời điều chỉnh quy mô các công trình xây dựng cơ bản. Việc bố trí vốn để thanh toán cho phần giá trị vốn đầu tư hoàn thành được ưu tiên. 

Người dân huyện Trạm Tấu khắc phục các công trình thủy lợi bị hư hỏng trong đợt mưa lũ tháng 10/2017.

YBĐT - Những năm qua, tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Trạm Tấu nói riêng diễn biến phức tạp, khắc nghiệt. Đặc biệt, trong năm 2017, mưa lũ đã làm hàng chục người chết và mất tích, thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục