Diện mạo mới ở xã nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ tư, 26/12/2018 | 8:04:12 AM

YBĐT - Y Can là xã thuần nông vốn gặp nhiều khó khăn, nhưng sau 8 năm nỗ lực, cùng với sự vào cuộc tích cực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân chung sức xây dựng nông thôn mới (XDNTM) nay đã khoác lên mình một diện mạo mới.

Nghề trồng dâu, nuôi tằm đang phát triển mạnh mẽ góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở nhiều địa phương, trong đó có Y Can.
Nghề trồng dâu, nuôi tằm đang phát triển mạnh mẽ góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở nhiều địa phương, trong đó có Y Can.

Ngay khi thực hiện chương trình XDNTM, Y Can triển khai phát động phong trào thi đua "Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới", Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình ủng hộ. 

Bên cạnh đó, Y Can xác định phát triển nông - lâm nghiệp là khâu đột phá trong phát triển kinh tế địa phương. Từ đó, đã lựa chọn cây trồng, vật nuôi có giá trị, năng suất cao đưa vào sản xuất phát huy lợi thế của địa phương. 

Đồng thời, tổ chức quy hoạch hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung là: vùng phát triển trồng rừng và chế biến gỗ rừng trồng; vùng phát triển trồng cây ăn quả và rau màu; vùng phát triển chăn nuôi hàng hóa tập trung và trồng dâu nuôi tằm. 

Đối với 330ha lúa nước, xã tuyên truyền, vận động nhân dân áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống lúa lai, lúa thuần chất lượng cao vào sản xuất, nhờ vậy năng suất, chất lượng ngày một nâng lên, năm 2018 năng suất bình quân đạt trên 100 ta/ha, lương thực bình quân đầu người đạt trên 400kg/năm. Song song với đó, nhân dân còn phát triển trồng rừng kinh tế bằng giống keo, quế chất lượng cao, trồng măng tre Bát độ... với tổng diện tích trên 257ha mỗi năm cũng đem về hàng tỷ đồng cho người dân. 

Đặc biệt, trong một hai năm trở lại đây, người dân Y Can còn phát triển trồng dâu nuôi tằm, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực. Lĩnh vực chăn nuôi cũng có bước chuyển mạnh từ nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp sang chăn nuôi hàng hóa tập trung, đến nay trên địa bàn xã có hơn 37 cơ sở chăn nuôi lợn, gà hàng hóa, 4 mô hình cá lồng… 

Từ một xã nghèo, hết năm 2018, Y Can đã có nguồn thu từ trồng trọt đạt 20 tỷ đồng, thu từ phát triển lâm nghiệp trên 17 tỷ đồng và thu từ chăn nuôi gần 17 tỷ đồng, đó là những con số không hề nhỏ ở một xã thuần nông. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 của xã đạt 30,6 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 8%. 

Trong quá trình XDNTM, người dân đã đóng góp hàng ngàn ngày công, hiến hàng trăm mét vuông đất thổ cư, đất vườn, ruộng để mở rộng đường giao thông và tự nguyện ủng hộ 67.400 triệu đồng, chiếm 49,6% tổng nguồn vốn đầu tư.

Y Can trong những ngày cuối năm này, đi đến đâu cũng bắt gặp không khí lao động hăng say, nhân dân hồ hởi, phấn khởi. Dọc các tuyến đường và trung tâm xã rực rỡ cờ hoa chuẩn bị cho Lễ đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Thực sự, một trang mới đã mở ra nơi vùng quê này! 

Ngọc Trúc

Các tin khác
Nhà máy Vật liệu xây dựng Hoa Sen Yên Bái đi vào hoạt động tháng 5/2018 là điểm nhấn nổi bật trong phát triển công nghiệp của tỉnh.

YBĐT - Thời gian qua, sản xuất công nghiệp (SXCN), thương mại, dịch vụ của tỉnh tiếp tục duy trì và có bước phát triển khá. Giá trị SXCN năm 2018 ước đạt gần 10.000 tỷ đồng. Đặc biệt, thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực cả về số lượng, chất lượng dự án.

Đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Phó chủ tịch UBND tỉnh trao giấy chứng nhận đạt chuẩn nông thôn mới cho xã Phúc Lộc.

YBĐT - Chiều 25/12, đồng chí Nguyễn Văn Khánh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã dự Lễ công bố Quyết định của UBND tỉnh công nhận xã Phúc Lộc, thành phố Yên Bái đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2018. Phúc Lộc là xã thứ 13 của tỉnh Yên Bái được công nhận đạt chuẩn NTM trong năm 2018.

YBĐT - Thực hiện Nghị quyết của HĐND thị xã về phát triển kinh tế - xã hội, năm 2018, đến nay, thị xã Nghĩa Lộ đã hoàn thành 28/28 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, có 14 chỉ tiêu vượt, 14 chỉ tiêu đạt so với nghị quyết. 

Cơ sở chế biến gỗ rừng trồng Bình Hiền xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn đóng gói sản phẩm đũa xuất khẩu.

YBĐT - Tính đến hết tháng 10/2018, giá trị sản xuất công nghiệp (SXCN) của huyện Văn Chấn (theo giá hiện hành) ước đạt 1.370,5 tỷ đồng, tăng 4,07% so với 10 tháng năm 2017. 



Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục