Yên Bình phát huy thế mạnh nuôi trồng thủy sản

  • Cập nhật: Thứ hai, 31/12/2018 | 11:02:33 AM

YBĐT - Để phát huy thế mạnh nuôi trồng thủy sản trên hồ Thác Bà, trong những năm gần đây, huyện Yên Bình đã triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Nhờ có chính sách hỗ trợ hộ bà Nguyễn Thị Thanh, thôn Ao Khoai, xã Thịnh Hưng đã đóng mới 10 lồng và lưới quây nuôi cá trên hồ cho hiệu quả kinh tế cao.
Nhờ có chính sách hỗ trợ hộ bà Nguyễn Thị Thanh, thôn Ao Khoai, xã Thịnh Hưng đã đóng mới 10 lồng và lưới quây nuôi cá trên hồ cho hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ dân, hợp tác xã đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá quây lưới, nuôi cá lồng và chuyển đổi ruộng kém hiệu quả sang đào ao nuôi cá mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động ở khu vực nông thôn.

Cùng chúng tôi đi thăm một số mô hình nuôi cá trên hồ Thác Bà, anh Lã Tuấn Hưng - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Bình trao đổi nhanh: "Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Yên Bình giai đoạn 2016 - 2020, năm 2016, huyện đã triển khai hỗ trợ 31 hộ và HTX nuôi thủy sản hồ Thác Bà đóng mới 223 lồng với tổng kinh phí hỗ trợ là gần 2,1 tỷ đồng. Năm 2017, huyện tiếp tục hỗ trợ cho 16 hộ tại 5 xã, thị trấn đóng mới 120 lồng, với tổng kinh phí hỗ trợ 1,2 tỷ đồng. 

Thực hiện kết luận của Thường trực Tỉnh ủy tại buổi làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Yên Bình, UBND huyện Yên Bình đã triển khai cho các xã, thị trấn đăng ký đóng mới lồng nuôi cá được 571 lồng, UBND tỉnh bổ sung hỗ trợ 280 lồng, với tổng kinh phí thực hiện 2,8 tỷ đồng cho 35 hộ hưởng lợi tại 9 xã, thị trấn. Cũng trong năm 2016 và 2017, huyện đã triển khai hỗ trợ cho các hộ dân chuyển đổi ruộng kém hiệu quả sang đào ao nuôi cá 2,95ha, với kinh phí hỗ trợ là hơn 162 triệu đồng...”. 

Câu chuyện anh Hưng trao đổi vẫn còn dang dở, thì chiếc thuyền máy đã dừng lại tại cơ sở nuôi cá của anh Lê Văn Sự ở tổ 11, thị trấn Yên Bình. Năm 2016 và 2017, hộ anh Sự được hỗ trợ 200 triệu đồng để đóng mới 20 lồng nuôi cá. 

Anh Sự phấn khởi cho biết: "Có vốn hỗ trợ, năm 2016, gia đình tôi đóng mới được 10 lồng nuôi cá trắm, xuất bán được khoảng 10 tấn, trừ các khoản chi phí đi lãi được trên 100 triệu đồng. Năm 2017, tiếp tục đóng thêm 10 lồng nữa nuôi cá trắm, cá rô phi đơn tính nhưng do chưa có kinh nghiệm, cá rô phi bị chết nhiều nên lỗ chút đỉnh. Hiện giờ tôi chuyển sang nuôi cá trắm thương phẩm, cá trắm giống, cá chép chứ không nuôi cá rô phi đơn tính nữa. Năm nay  dự kiến lãi được hơn 100 triệu đồng”. 

Nằm cách cơ sở nuôi cá của anh Sự khoảng 10 phút đi thuyền máy là cơ sở nuôi cá lồng của gia đình bà Nguyễn Thị Thanh, thôn Ao Khoai, xã Thịnh Hưng. Gia đình bà Thanh cũng được hỗ trợ trên 120 triệu để đóng mới 10 lồng nuôi cá và 1.300m2 lưới quây ngách hồ để nuôi cá. Năm 2016, với việc đầu tư nuôi các loại cá: lăng, trắm, chép, ngạnh, rô phi đơn tính trừ chi phí gia đình thu lãi 120 triệu đồng. Năm 2017 gia đình bà Thanh lại chỉ hòa vốn do cá ngạnh chết nhiều. Năm nay, bà rút kinh nghiệm để lượng cá nuôi trong lồng ít hơn, cá không bị chết, sinh trưởng tốt; dự kiến thu trên 10 tấn cá các loại, lãi khoảng 150 triệu đồng.

Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong năm 2016 và 2017, huyện Yên Bình đã triển khai hỗ trợ cho 82 hộ gia đình và 1 HTX đóng mới lồng nuôi cá và quây lưới nuôi cá, nâng tổng số lồng hiện có lên 917 lồng, tăng 500 lồng so với năm 2015 và 48 cơ sở nuôi cá quây lưới với diện tích 234,8ha, tăng 158,8 ha với năm 2015. 

Nghề nuôi cá lồng ở huyện Yên Bình đã tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hàng trăm hộ dân trong huyện. Giá trị sản xuất thủy sản năm 2016 của huyện đạt 207.827 tỷ đồng; năm 2017 đạt 230 tỷ đồng; sản lượng thủy sản năm 2018 của huyện ước đạt 7.520 tấn, tăng 4.500 tấn so năm 2016. Đây là động lực để huyện Yên Bình tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ nuôi trồng thủy sản, phấn đấu đến năm 2020, tổng sản lượng thủy sản của huyện đạt 10.000 tấn.

Minh Hằng

Các tin khác
Toàn cảnh thông xe cầu Bách Lẫm.

YBĐT - Đó là sự nối dài, cứng hóa của các tuyến đường giao thông nông thôn; sự hình thành, phát triển của các tuyến đường mới; trong đó, nổi bật là hai công trình cầu Bách Lẫm và Tuần Quán được thông xe và đưa vào sử dụng; là sự hoàn thiện mạng lưới hạ tầng giao thông đường bộ từ vùng thấp đến vùng cao.  

Đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới cho xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên.

YBĐT - Năm 2018 khép lại, đánh dấu thêm một năm nông nghiệp Yên Bái hoàn thành vượt mức các mục tiêu kế hoạch đề ra. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn khởi sắc, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa khối lượng lớn, tăng thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần người dân được nâng lên.

Sơ chế sản phẩm măng tre Bát độ ở HTX Dịch vụ tổng hợp Kiên Thành (Trấn Yên).

YBĐT - Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy sản xuất theo chuỗi với hình thức hợp đồng tiêu thụ nông sản giữa nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã với các doanh nghiệp.

Giống lúa LY2099 chính thức được đưa vào cơ cấu giống sản xuất vụ đông xuân 2018 - 2019 trên địa bàn tỉnh.

YBĐT - Giống là một yếu tố quan trọng quyết định năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế trong sản xuất lúa gạo của các nông hộ. Với việc sản xuất thành công hạt lai F1 giống lúa lai ba dòng LY2099 có nhiều ưu điểm nổi trội, Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi tỉnh Yên Bái đã chủ động bảo đảm nguồn giống, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục