Thủ tướng phát lệnh thông tuyến đường bộ nối hai cao tốc quan trọng

  • Cập nhật: Chủ nhật, 27/1/2019 | 8:31:05 AM

Sáng 26/1, đã diễn ra Lễ thông xe Công trình cầu Hưng Hà và tuyến đường bộ nối 2 tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với Cầu Giẽ - Ninh Bình.

Thủ tướng phát lệnh thông xe cầu Hưng Hà.
Thủ tướng phát lệnh thông xe cầu Hưng Hà.

Sáng 26/1, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp cùng hai tỉnh Hưng Yên, Hà Nam tổ chức Lễ thông xe Công trình cầu Hưng Hà và tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến dự và phát lệnh thông xe. Đây là dự án quan trọng giúp kết nối và nâng cao khả năng khai thác của hai tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, tạo động lực lớn để phát triển kinh tế - xã hội của hai tỉnh Hưng Yên, Hà Nam nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nói chung. 

Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Tô Lâm; lãnh đạo các bộ, ngành; Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Hưng Yên, Hà Nam. 

Dự án tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình có điểm đầu tuyến tiếp nối với nút giao liên thông giữa Quốc lộ 39 với đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; điểm cuối tuyến tiếp nối với nút giao Liêm Tuyền  thuộc dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Tổng chiều dài tuyến khoảng 48km, tốc độ thiết kế 80km/h với 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ.

Về phần dự án thành phần công trình cầu Hưng Hà và đường dẫn hai đầu cầu, đây là dự do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư; Ban Quản lý dự án Thăng Long quản lý thực hiện.  Tư vấn Thiết kế kỹ thuật và giám sát thi công, nhà thầu thi công do các doanh nghiệp Hàn Quốc thực hiện. Tổng mức đầu tư là gần 3.000 tỷ đồng, trong đó vốn vay gần 2.500 tỷ đồng từ Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế (EDCF) Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Chiều dài toàn tuyến là khoảng 6,2 km, trong đó cầu dài khoảng 2,1km, đoạn đường dẫn phía Hưng Yên 2,1km và phía Hà Nam 1,9km. Tốc độ thiết kế là 80km/h, có 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ. Cầu được thiết kế vĩnh cửu với 41 nhịp.  

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, việc đưa công trình cầu Hưng Hà và tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình vào sử dụng sẽ khai thác hiệu quả hơn các hạ tầng ở Hà Nam, Hưng Yên và vùng kinh tế phía Bắc; góp phần rút ngắn hành trình và chi phí cho các phương tiện khi vận chuyển, lưu thông từ các tỉnh phía Đông Bắc Bộ vào khu vực miền Trung, miền Nam và ngược lại.  

Thủ tướng đánh giá cao chủ đầu tư, các nhà thầu và đơn vị liên quan đã nỗ lực để dự án hoàn thành sớm hơn 6 tháng so với kế hoạch; đồng thời biểu dương  hàng nghìn hộ dân trong vùng dự án đã đồng thuận, di chuyển đến nơi tái định cư để có mặt bằng xây dựng các công trình. Thủ tướng tiểu dương sự nỗ lực, cố gắng của hai tỉnh Hưng Yên, Hà Nam, Bộ Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án Thăng Long trong quá trình chuẩn bị, triển khai các dự án và hỗ trợ thu xếp nguồn vốn giải phóng mặt bằng.  

Nhân dịp này, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng cảm ơn Chính phủ, nhân dân Hàn Quốc, Quỹ hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc đã thu xếp vốn cho nhiều công trình hạ tầng, đặc biệt là Dự án cầu Hưng Hà vượt sông Hồng và đường dẫn hai đầu cầu nối hai tỉnh Hà Nam - Hưng Yên.  

Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh Hưng Yên và Hà Nam, Bộ Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án Thăng Long chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước trong tổ chức quản lý khai thác, bảo trì công trình, đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, hoàn thiện các công trình phụ trợ, vận hành công trình an toàn, thông suốt và hiệu quả. 

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tiếp tục nghiên cứu, tìm kiếm nguồn vốn để đầu tư giai đoạn 2, hoàn thiện tuyến đường theo quy mô hoàn chỉnh trong thời gian sớm nhất, bảo đảm phát huy hiệu quả khai thác của toàn bộ dự án. Cùng với đó là phối hợp với hai địa phương cắm mốc lộ giới gấp đôi mặt cắt hiện nay để tiến tới có một tuyến cao tốc kết nối giữa đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với tầm nhìn chiến lược phát triển tốt hơn.

Cùng với yêu cầu hai tỉnh Hà Nam, Hưng Yên kiểm soát, đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến, Thủ tướng yêu cầu hai tỉnh thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội hai bên tuyến theo hướng công nghiệp, đô thị, để tạo sức bật mới cho cả Hà Nam và Hưng Yên. Cùng với đó là tạo mọi điều kiện thuận lợi để đồng bào đã nhường đất cho dự án có cuộc sống ổn định và tốt hơn.

(Theo VOV)

Các tin khác
Hàng hoá muốn hưởng thuế suất thuế XK ưu đãi phải cung cấp chứng từ vận tải và tờ khai NK cho cơ quan hải quan (Ảnh minh họa)

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện Dự thảo Nghị định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện CPTPP giai đoạn 2019-2022.

Theo thông tin hoạt động của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), mặt bằng lãi suất cho vay VND hiện phổ biến ở mức 6,0-9,0%/năm đối với ngắn hạn; 9,0-11%/năm đối với trung và dài hạn.

Nhạy bén áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, Cơ sở sản xuất rau sạch bằng phương pháp thủy canh ở xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái cho hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch cho người tiêu dùng.

Nắm bắt những cơ hội, lợi thế từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp, cửa hàng, người kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã và đang tích cực áp dụng công nghệ vào sản xuất, chủ động kết nối thị trường, năng động, nhạy bén bắt kịp xu thế phát triển thời đại để có những mùa xuân no ấm.

Chế biến măng tre xuất khẩu tại Công ty cổ phần Yên Thành.

Những ngày áp tết, không khí của một mùa xuân no ấm khiến Kiên Thành - Trấn Yên rộn ràng từ Kiên Lao, Cát Tường đến Khe Tối, Đồng Ruộng... Không vui sao được khi qua mỗi vụ măng, không ít gia đình đã bỏ túi hàng trăm triệu đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục