Nghĩa Lộ tạo đà giảm nghèo bền vững

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/3/2019 | 8:09:14 AM

YênBái - Thời gian qua, thị xã Nghĩa Lộ triển khai thực hiện có hiệu quả nguồn vốn Chương trình 135 để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã, thôn, bản khó khăn, giúp người dân được thụ hưởng Chương trình. Qua đó, hết năm 2018, thị xã giảm 294 hộ nghèo, vượt 0,3%.

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu, những năm qua, thị xã Nghĩa Lộ luôn quan tâm chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các xã, phường cụ thể hóa nhiệm vụ này bằng các chỉ tiêu, kế hoạch; tổ chức triển khai có hiệu quả các mục tiêu của chương trình giảm nghèo. 

Đồng thời, bố trí, lồng ghép các nguồn vốn từ ngân sách Trung ương, tỉnh hỗ trợ và kết hợp huy động nguồn lực từ cộng đồng; tập trung, ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào những vùng, địa bàn khó khăn, những xã còn có tỷ lệ hộ nghèo cao; thực hiện phân cấp việc tổ chức và quản lý các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia cho cấp cơ sở. 

Cùng đó, hàng năm thị xã chỉ đạo rà soát, lập danh sách hộ đăng ký thoát nghèo trong năm; rà soát, xác định rõ nguyên nhân nghèo của từng hộ để có giải pháp tác động; hỗ trợ các hộ thoát nghèo bền vững. 

Ngoài ra, thị xã cũng chỉ đạo các xã, phường, các thành viên Ban Chỉ đạo Giảm nghèo thị xã, các cơ quan liên quan tuyên truyền, triển khai thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; đẩy mạnh thực hiện chương trình, kế hoạch giảm nghèo năm 2018; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, cán bộ, đảng viên hỗ trợ, giúp đỡ các hộ thực hiện kế hoạch thoát nghèo; phối hợp chỉ đạo cấp cơ sở đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách hỗ trợ giảm nghèo, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020; nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững trên địa bàn... 

Thị xã cũng đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu các mô hình giảm nghèo có hiệu quả; hướng dẫn, trao đổi phương pháp, kinh nghiệm làm ăn phù hợp với người nghèo; nhân rộng mô hình giảm nghèo có hiệu quả; thường xuyên cập nhật, đăng tải các thông tin về hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo trong toàn quốc, trong tỉnh và thị xã. 

Kết quả, năm 2018, thị xã đã hỗ trợ một lần tiền cho 150 hộ có chăn nuôi gia súc làm cây rơm dự trữ thức ăn cho gia súc vào mùa đông với tổng kinh phí 45 triệu đồng; hỗ trợ tiêm phòng gia súc, gia cầm cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn với kinh phí hỗ trợ 35 triệu đồng; hỗ trợ tiền điện cho hơn 3.000 hộ nghèo; 2.558 lượt người nghèo, người cận nghèo được khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế... 

Các chương trình hỗ trợ đã phát huy hiệu quả, giúp người dân được thụ hưởng từng bước vươn lên ổn định cuộc sống, thoát nghèo. Hết năm 2018, thị xã đã giảm 294 hộ nghèo vượt 0,3%.

Phát huy những kết quả đã đạt được, năm 2019, thị xã Nghĩa Lộ phấn đấu giảm 3% hộ nghèo trở lên. Để đạt được kế hoạch đề ra, ngay từ những ngày đầu năm, thị xã tiếp tục triển khai các chính sách, dự án giảm nghèo. Đặc biệt, chú trọng vào chương trình hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất; khuyến khích các hộ nghèo, hộ cận nghèo đầu tư xây dựng chuồng trại đảm bảo vệ sinh môi trường để nâng cao hiệu quả chăn nuôi; quan tâm tạo việc làm cho lao động địa phương...

Thùy Hương (Trung tâm TT & VH Nghĩa Lộ)

Các tin khác
Sẵn sàng xuất cấp 2.537 tấn gạo cho 5 địa phương dịp giáp hạt.

Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 2.537,01 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia (DTQG) cho 5 địa phương để hỗ trợ cứu đói trong thời gian giáp hạt năm 2019.

Sản xuất nước mắm Sa Châu, sản phẩm truyền thống của xã Giao Châu, Giao Thủy, Nam Định.

Mục đích của việc xây dựng Tiêu chuẩn quốc gia về Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm nhằm tạo thuận lợi cho các bên liên quan gồm người tiêu dùng, nhà sản xuất, nhà kinh doanh, nhà quản lý.

Ảnh minh họa

Chính phủ vừa xin rút đề xuất nới khung thuế bảo vệ môi trường xăng lên tối đa 8.000 đồng/lít tại dự thảo Luật Thuế bảo vệ môi trường.

Đoàn khảo sát của Pháp, Anh, Nhật kiểm tra thực địa từ quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến các sản phẩm quế của HTX Quế hồi Việt Nam.

Hợp tác xã (HTX) Quế hồi Việt Nam đóng tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên. Dù mới đi vào hoạt động được gần 2 năm, nhưng HTX đã và đang tạo bước chuyển biến lớn trong phát triển cây quế theo hướng hàng hóa, hình thành chuỗi giá trị, mở cánh cửa xuất khẩu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục