Đề xuất tỉ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn còn 30%

  • Cập nhật: Thứ hai, 15/4/2019 | 9:04:30 AM

Ngân hàng Nhà nước vừa đề xuất giảm dần tỉ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn từ mức 40% xuống mức 30% vào năm 2021 hoặc 2022.

Ngân hàng Nhà nước dự kiến giảm tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn xuống mức 30% vào năm 2021 hoặc 2022
Ngân hàng Nhà nước dự kiến giảm tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn xuống mức 30% vào năm 2021 hoặc 2022

Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra 2 phương án giảm dần tỉ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn từ mức 40% hiện nay xuống mức 30% vào năm 2021 hoặc 2022.

Đề xuất này được nêu ra tại dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 36 quy định các giới hạn, tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng.

Theo phương án 1, tỉ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn theo mức 40% chỉ duy trì đến hết ngày 30/6/2020, từ ngày 1/7/2020 đến hết ngày 30/6/2021, tỉ lệ này sẽ giảm xuống mức 35%.

Còn từ ngày 1/7/2021, tỉ lệ tối đa sẽ là 30%.

Nếu theo phương án 2, lộ trình giảm sẽ chia ra thành nhiều giai đoạn, cụ thể sẽ xuống mức 37% từ 1/7/2020 đến hết 30/6/2021, sau đó sẽ về mức 34% từ 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022.

Từ 1/7/2022, tỉ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn sẽ là 30%.

Ngân hàng Nhà nước cho rằng việc giảm tỉ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn hàng năm 5% không tác động lớn đến hoạt động của ngân hàng, và nhu cầu vốn trung, dài hạn của nền kinh tế.

Quy định này cũng đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp không phụ thuộc vào vốn ngân hàng, chủ động tiếp cận các nguồn vốn khác như: Phát hành cổ phiếu tăng vốn, phát hành trái phiếu hay hợp tác thực hiện dự án với các đối tác nước ngoài...

Từ đầu năm 2019, tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn cũng đã giảm từ mức 45% xuống 40%.

Theo đánh giá của các chuyên gia, với việc giảm tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn và nâng tỉ lệ rủi ro với các khoản cho vay bất động sản, "van" tín dụng bất động sản ngày càng trở nên hẹp hơn.

Lãi suất với các khoản cho vay bất động sản cũng sẽ nhích lên do chi phí để huy động vốn tăng lên.

(Theo VOV)

Các tin khác
Vùng cây ăn quả ở xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên mỗi năm cho thu trên 16 tỷ đồng.

Bằng những hướng đi, cách làm riêng hiệu quả, quyết liệt, đồng bộ, hôm nay Trấn Yên đang là huyện dẫn đầu tỉnh trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM). 

Đoàn đánh giá độc lập của Đại sứ quán Phần Lan kiểm tra thực tế Dự án nước sạch và vệ sinh môi trường tại thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn do Chính phủ Phần Lan tài trợ.

Những năm gần đây, hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) đã có những chuyển biến mang tính bứt phá của tỉnh. Không chỉ ấn tượng ở lĩnh vực xuất khẩu, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp (DN) cũng được nâng lên rõ rệt; thu hút đầu tư đạt được những kết quả khả quan. Điều đó, được thể hiện qua kết quả xếp hạng PCI năm 2018, tỉnh Yên Bái tăng 4 bậc so với năm 2017, xếp ở vị trí thứ 42 cả nước.

Ảnh minh họa

Ngày 8/3/2019, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã chủ trì cuộc họp về phương án nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam.

Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng.

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông (TT-TT) Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ; thời gian qua, Bộ TT-TT đã làm việc với Ngân hàng Nhà nước và các nhà mạng viễn thông để tìm hướng phát triển cho dịch vụ thanh toán qua tài khoản di động (Mobile Money).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục