Thu hút FDI: Cần đón nhà đầu tư tạo ra thế bứt phá mới

  • Cập nhật: Chủ nhật, 28/7/2019 | 9:11:35 AM

Việt Nam cần đón những nhà đầu tư FDI tạo ra thế bứt phá mới, kết nối được với các doanh nghiệp trong nước để tạo đà phát triển cùng đi lên.

Việt Nam đã có dự thảo về Chiến lược thu hút nguồn vốn FDI giai đoạn mới.
Việt Nam đã có dự thảo về Chiến lược thu hút nguồn vốn FDI giai đoạn mới.

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và góp vốn mua cổ phần của Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) vào Việt Nam trong nửa đầu năm nay đã đạt 7,5 tỷ USD.

Con số nêu trên được giới chuyên gia đánh giá là mức gia tăng đột biến bởi tổng nguồn vốn đăng ký mới và góp vốn cổ phần của hai thị trường này trong cả năm 2017 mới chỉ đạt 3,7 tỷ USD, năm 2018 là 5,8 tỷ USD.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trung Quốc không phải là "tay chơi lớn”, khi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ nước này vào Việt Nam chiếm tỉ lệ nhỏ và chỉ tăng mạnh trong thời gian gần đây.

Vốn FDI từ Trung Quốc chảy vào Việt Nam tập trung chủ yếu các lĩnh vực dệt may, hóa chất và khai khoáng... Song, sự hiện diện của dòng vốn Trung Quốc ở Việt Nam trong nhiều lĩnh vực lại đang đặt ra nhiều dấu hỏi chưa có giải đáp thỏa đáng. Vốn FDI từ Trung Quốc cũng dấy lên lo ngại do những bất cập về vấn đề công nghệ, môi trường...

Thu hút FDI có chọn lọc 

TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR nhìn nhận, Việt Nam đã qua thời chấp nhận thu hút FDI bằng mọi giá để chuyển sang giai đoạn có lựa chọn hơn với các dự án đầu tư. Điều này càng trở nên quan trọng khi đó lại là các nguồn vốn đến từ thị trường Trung Quốc mà thời gian qua đã có hiện tượng nhiều dự án chậm tiến độ, gây ô nhiễm môi trường lớn, chất lượng công trình chưa cao...

Thực tế hiện nay, Việt Nam đã có dự thảo về Chiến lược thu hút nguồn vốn FDI giai đoạn mới theo hướng thu hút FDI có chọn lọc, nguồn vốn chất lượng và hiệu quả. Dù vậy, không ít chuyên gia vẫn tỏ ra khá quan ngại bởi việc sàng lọc nguồn vốn FDI không hề dễ dàng. Ngay cả định nghĩa thế nào là công nghệ cao, thế nào là công nghệ nguồn, mức ưu tiên ra sao… cũng còn chưa thực sự rõ ràng. Điều này đã dẫn tới việc các địa phương chủ yếu nhận dự án dựa trên việc nhìn vào nhà đầu tư, số lượng vốn cam kết mà thiếu cái nhìn theo chiều sâu về chất lượng dự án.

Theo tiến sĩ Trần Toàn Thắng - Trưởng ban Kinh tế thế giới, Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), để hiểu đúng bản chất về vốn đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam là một thách thức. 

Dù có đánh giá con số FDI vốn Trung Quốc vào Việt Nam ít, nhưng theo ông Thắng, nếu cộng cả Hong Kong, Macau... sẽ là con số "khủng". Do đó, để đánh giá kỹ lưỡng tác động của FDI đến nền kinh tế cần phải phân ngành, có cái nhìn và nghiên cứu kỹ mới có được kết luận xác đáng về FDI của Trung Quốc vào Việt Nam và những tác động.

Không bài trừ dòng vốn của bất kỳ nước nào

Theo đánh giá của Phó giáo sư, tiến sĩ Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, rõ ràng Việt Nam không bài trừ dòng vốn của bất kỳ nước nào, nhưng việc lựa chọn là điều hết sức quan trọng.

"Nếu như chúng ta chỉ đón nhận dòng vốn đó theo cách thuần túy là có tiền vốn đầu tư vào thì nếu không cẩn trọng chúng ta sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt cho chính các doanh nghiệp trong nước và làm triệt tiêu đi, thậm chí là mất chỗ đứng của các doanh nghiệp trong nước," ông Cường nói.

Chính vì vậy, Phó giáo sư, tiến sĩ Hoàng Văn Cường cho rằng, Việt Nam cần phải đón nhận những nhà đầu tư nào không có sự cạnh tranh, tạo ra sự phát triển mới, tạo ra thế bứt phá mới. Đặc biệt, khi các doanh nghiệp này vào thì phải kết nối được với các doanh nghiệp trong nước để tạo ra đà phát triển cùng đi lên.

"Nếu chúng ta làm được điều đó thì các doanh nghiệp FDI dù là của nước nào cũng sẽ tạo ra được cú hích cho phát triển trong nước", ông Cường khẳng định.

Trước đó, tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, thời gian tới, việc thu hút, quản lý đầu tư nước ngoài đặc biệt lưu ý đến công tác chuẩn bị tiếp nhận đầu tư, cơ sở hạ tầng và các yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đồng thời, kiên quyết chấm dứt tình trạng đầu tư chui, kiểm soát, ngăn chặn các dự án đầu tư chất lượng thấp, lạc hậu, tiêu tốn năng lượng, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, có dấu hiệu núp bóng đầu tư để lẩn tránh xuất xứ, gian lận thương mại..., Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ./.

(Theo VOV)

Các tin khác
Mực nước ở Hồ thủy điện Sông Tranh đã thấp hơn mực nước chết.

Nắng nóng trên diện rộng xảy ra liên tiếp và kéo dài ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên đã làm lưu lượng nước về và dung tích trữ tại các hồ thủy điện thiếu hụt và thấp hơn nhiều so với trung bình các năm trước. Nhiều hồ thủy điện ở miền Trung đang trong tình trạng xấp xỉ mực nước chết gây ảnh hưởng lớn cả về phát điện và xả nước phục vụ dân sinh.

Nỗ lực khống chế và dập tắt đám cháy

Hơn 20 ha rừng thuộc thôn Phú Hưng (xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, Quảng Trị) bốc cháy ngùn ngụt vào rạng sáng 26-7, hơn 300 cán bộ, chiến sĩ và người dân đã được huy động để dập lửa.

Ảnh minh họa

Các vấn đề thương mại giữa hai nước cần được xem xét một cách khách quan, công bằng, phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới.

Cán bộ ngành điện tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện mùa nắng nóng cho người dân ở thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Liên tục 2 tháng nay, hóa đơn tiền điện của chị Nguyễn Thanh Xuân, tổ 2, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái tăng cao. Nếu những tháng trước, tiền điện chỉ hết khoảng 600.000 đồng/tháng thì bước vào cao điểm nắng nóng, chị phải thanh toán từ 1,2 - 1,4 triệu đồng/tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục