Giúp người dân Trạm Tấu, Mù Cang Chải biết tự chăn nuôi, trồng trọt

  • Cập nhật: Thứ hai, 29/7/2019 | 8:09:09 AM

YênBái - "Mỗi hộ chỉ được đầu tư 15 con gà và 7 kg cám. Tuy nhiên, với cách triển khai Dự án, quy trình kỹ thuật đã được cải tiến phù hợp với địa phương thì hiệu quả việc đầu tư rất tốt. Tỷ lệ sống của đàn gà đến giờ đạt 60 - 80% so với trước khi thực hiện Dự án chỉ là 20- 30%, đó là bằng chứng thay đổi về mặt nhận thức của bà con”,ông Sùng A Dinh - Chủ tịch UBND xã Khao Mang cho biết.

Sau khi tham gia Dự án, gia đình chị Mùa Thị Máy, xã Khao Mang (Mù Cang Chải) đã trồng nhiều loại rau để phục vụ bữa ăn thường ngày.
Sau khi tham gia Dự án, gia đình chị Mùa Thị Máy, xã Khao Mang (Mù Cang Chải) đã trồng nhiều loại rau để phục vụ bữa ăn thường ngày.

Đến xã Phình Hồ, huyện Trạm Tấu trong những ngày đầu tháng 7, chúng tôi thấy đời sống người dân nơi đây đã có nhiều đổi thay. Nhiều hộ dân tham gia Dự án "Lồng ghép cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em ở khu vực miền núi phía Bắc” (gọi tắt Dự án) đã biết tự mình chăn nuôi, trồng trọt cải thiện dinh dưỡng bữa ăn gia đình. 

Không giấu được niềm vui, anh Sùng A Vư, thôn Chí Lư, xã Phình Hồ, chia sẻ: "Gia đình tôi được nhận nuôi 15 con gà. Đến nay, gà đã đẻ trứng. Một phần trứng làm thức ăn cho con, một phần ấp để tái đàn”.

Không chỉ nhà anh Vư, nhiều hộ thuộc đối tượng là bà mẹ mang thai và gia đình có nuôi trẻ dưới 2 tháng tuổi ở các bản của Phình Hồ cũng được đội ngũ khuyến nông viên trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gà, kỹ thuật trồng một số giống rau, trồng đậu tương và trồng lúa theo phương pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (SRI). 

Bằng cách cầm tay chỉ việc, bà con là người dân tộc thiểu số đã nắm được những kiến thức cơ bản để áp dụng vào mô hình thực tế của gia đình để cải thiện dinh dưỡng cho bữa ăn gia đình. 

Anh Sùng A Dò, thôn Chí Lư, xã Phình Hồ cho biết: "Trước khi có Dự án, gia đình tôi trồng rất ít loại rau, bây giờ trồng nhiều loại rau hơn nên lúc nào cũng có rau và cải thiện được nhiều món ăn hơn. Ngoài trồng rau, Dự án hỗ trợ nuôi gà nên có trứng gà để nấu bột, cháo cho con. Đến nay đàn gà đã phát triển được 50 con. Khi đạt được số lượng mong muốn, gia đình sẽ bán một phần để trang trải cuộc sống”. 

Ông Hà Sông Thao - Tổ trưởng Tổ Khuyến nông và Trồng trọt, bảo vệ thực vật, Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Trạm Tấu cho biết: "Dự án được triển khai tại 4 xã: Bản Mù, Túc Đán, Phình Hồ, Làng Nhì.  Các hộ tham gia Dự án, ngoài việc tập huấn kiến thức chăn nuôi trồng trọt còn được hỗ trợ cây, con, hạt giống, phân bón, thuốc phòng trừ dịch bệnh. Dự án đã góp phần thay đổi nhận thức tư duy của bà con, thay đổi tập quán chăn nuôi, trồng trọt của bà con”.

Dự án "Lồng ghép cải thiện dinh dưỡng trẻ em ở khu vực miền núi phía Bắc” do Quỹ Phát triển xã hội Nhật Bản viện trợ thông qua Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Save the children international (SCI) triển khai tại 10 xã của 2 huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải. 

Hợp phần An ninh lương thực được Dự án hỗ trợ thực hiện 4 mô hình gồm: xây dựng vườn rau dinh dưỡng và ủ phân hữu cơ; mô hình chăn nuôi gà theo phương pháp cải tiến; mô hình canh tác lúa bền vững SRI và mô hình trồng đậu tương theo phương pháp cải tiến. 

Tại huyện Mù Cang Chải, Hợp phần An ninh lương thực trong đó nhóm sinh kế trồng rau, nuôi gà cũng đem lại nhiều kết quả tích cực. Chị Mùa Thị Máy, thôn Nả Dề Thàng, xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải cho biết: "Tham gia Dự án mình được tập huấn kỹ thuật nuôi gà, trồng rau. Nhờ áp dụng kỹ thuật nuôi gà do cán bộ hướng dẫn gà nuôi không chết nhiều, còn trồng rau thì cán bộ đã hướng dẫn ủ phân chuồng để chăm bón nên không mất tiền mua phân hóa học, từ đó mình mang những thứ nuôi được, trồng được để nấu ăn; mình cũng rất muốn kỹ thuật này được hướng dẫn cho nhiều người khác trong bản, trong xã cùng biết”. 

Theo ông Sùng A Dinh - Chủ tịch UBND xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải: "Dự án đã đem lại hiệu quả thiết thực cho bà con. Đặc biệt, là mô hình vườn rau dinh dưỡng và nuôi gà theo phương pháp cải tiến. Đơn cử, khi chưa có Dự án, đàn gà nuôi của các hộ dân đến khi trưởng thành tỷ lệ sống đạt 30%, đến nay, nhờ được hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, tỷ lệ sống của đàn gà Dự án đã đạt hơn 80%. Chúng tôi mong muốn Dự án tiếp tục nhân rộng trong thời gian tới”. 

Đánh giá về hiệu quả ban đầu của Dự án, ông Nguyễn Văn Dũng - Điều phối viên Dự án SCI cho biết: "Thực tế đối với Dự án này mức đầu tư rất là ít. Ví dụ như mỗi hộ chỉ được đầu tư 15 con gà và 7 kg cám. Tuy nhiên, với cách triển khai Dự án, quy trình kỹ thuật đã được cải tiến phù hợp với địa phương thì hiệu quả việc đầu tư rất tốt. Tỷ lệ sống của đàn gà đến giờ đạt 60 - 80% so với trước khi thực hiện Dự án chỉ là 20- 30%, đó là bằng chứng thay đổi về mặt nhận thức của bà con”.

Dự án tuy mức đầu tư nhỏ với số vốn đầu tư cho một hộ gia đình chỉ khoảng 1 triệu đồng, bao gồm gà giống, giống rau, đậu và giống lúa song bước đầu mang lại hiệu quả và ý nghĩa thiết thực đối với những hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong việc cải thiện điều kiện sống, thay đổi nhận thức hành vi trong áp dụng kiến thức, khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, nâng cao đời sống vật chất cho người dân ở vùng cao vốn vẫn còn nhiều khó khăn.

Văn Thông

Tags Bản Mù Túc Đán Phình Hồ Làng Nhì SCI SRI tình trạng dinh dưỡng

Các tin khác
Việt Nam đã có dự thảo về Chiến lược thu hút nguồn vốn FDI giai đoạn mới.

Việt Nam cần đón những nhà đầu tư FDI tạo ra thế bứt phá mới, kết nối được với các doanh nghiệp trong nước để tạo đà phát triển cùng đi lên.

Mực nước ở Hồ thủy điện Sông Tranh đã thấp hơn mực nước chết.

Nắng nóng trên diện rộng xảy ra liên tiếp và kéo dài ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên đã làm lưu lượng nước về và dung tích trữ tại các hồ thủy điện thiếu hụt và thấp hơn nhiều so với trung bình các năm trước. Nhiều hồ thủy điện ở miền Trung đang trong tình trạng xấp xỉ mực nước chết gây ảnh hưởng lớn cả về phát điện và xả nước phục vụ dân sinh.

Nỗ lực khống chế và dập tắt đám cháy

Hơn 20 ha rừng thuộc thôn Phú Hưng (xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, Quảng Trị) bốc cháy ngùn ngụt vào rạng sáng 26-7, hơn 300 cán bộ, chiến sĩ và người dân đã được huy động để dập lửa.

Ảnh minh họa

Các vấn đề thương mại giữa hai nước cần được xem xét một cách khách quan, công bằng, phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục