Yên Bái: Giảm nghèo bền vững nhờ tín dụng chính sách

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/9/2019 | 7:58:13 AM

YênBái - Tính đến 30/6/2019 trên địa bàn tỉnh đang triển khai 14 chương trình tín dụng chính sách, 84.000 hộ đang vay vốn với tổng dư nợ 2.994 tỷ đồng.

Từ nguồn vốn vay tín dụng chính sách xã hội đã giúp các hộ nghèo đầu tư phát triển sản xuất, xóa đói nghèo bền vững.
Từ nguồn vốn vay tín dụng chính sách xã hội đã giúp các hộ nghèo đầu tư phát triển sản xuất, xóa đói nghèo bền vững.

Tín dụng chính sách (TDCS) xã hội là một chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước và có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là một kênh tạo động lực quan trọng cho công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững, đảm bảo công bằng, bình đẳng xã hội. TDCS xã hội được thực hiện thông qua NHCSXH đã góp phần giúp cho hàng ngàn hộ thoát nghèo vươn lên khá giả và làm giàu ngay trên quê hương mình. 


Để phát huy hiệu quả các chương trình TDCS đối việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội trên địa bàn, tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các sở, ngành có liên quan và Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Yên Bái phối hợp chặt chẽ lồng ghép hoạt động TDCS với chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm trên địa bàn. 

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp chặt chẽ với NHCSXH thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo; đào tạo nghề, tạo việc làm cho người lao động. 

Ngành nông nghiệp và NHCSXH phối hợp lồng ghép hoạt động TDCS với các chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn… Phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo triển khai thực hiện và kiểm tra giám sát chương trình cho vay học sinh sinh viên. 

Nhìn chung, các sở, ban, ngành khác đã căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện quản lý nhà nước theo thẩm quyền đối với hoạt động TDCS xã hội, tạo mọi điều kiện để NHCSXH thực hiện tốt các chương trình TDCS. 

Bên cạnh đó, tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái hỗ trợ các hoạt động chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, thủy sản, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, cây nông nghiệp cho các hộ nghèo trên địa bàn thôn bản đặc biệt khó khăn. 

Nói về hiệu quả sử dụng vốn vay của các đối tượng trên địa bàn, ông Trần Quang Sơn - Phó Giám Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cho biết: "Trong giai đoạn 2014 - 2019, Chi nhánh NHCSXH đã thực hiện cho vay được 129.176 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách với doanh số 3.850 tỷ đồng. Nguồn vốn đó đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn”. 

Thực tế cho thấy, 5 năm qua đã có trên 41.000 hộ nghèo nhờ đồng vốn vay đã vượt qua ngưỡng nghèo. Bên cạnh đó, còn có trên 1.595 học sinh, sinh viên được vay vốn đi học, trên 5.446 lao động được vay vốn từ Quỹ quốc gia Giải quyết việc làm. 

Từ nguồn vốn chính sách đã xây được trên 53.000 công trình nước sạch vệ sinh môi trường ở nông thôn và làm mới 2.404 nhà ở cho hộ nghèo và đối tượng chính sách. Cùng với đó, NHCSXH đã cho 21.968 lượt hộ sản xuất kinh doanh ở các xã thuộc vùng khó khăn được vay vốn để thực hiện phương án kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. 

Tính đến 30/6/2019 trên địa bàn tỉnh đang triển khai 14 chương trình TDCS, 84.000 hộ đang vay vốn với tổng dư nợ 2.994 tỷ đồng, trong đó, riêng dư nợ chương trình cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo chiếm trên 60% tổng dư nợ. Tỷ trọng vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế hộ gia đình chiếm 86,5%, vốn đầu tư vào các chương trình an sinh xã hội chiếm 13,5%.

Từ nguồn vốn ưu đãi, các khách hàng vay vốn đã đầu tư chăm sóc, cải tạo, trồng mới 53.094 ha rừng, 3.226 ha chè, 408 ha cây ăn quả; mua 49.909 con trâu, bò; 40.68 con lợn; 66.322 con giống gia súc, gia cầm khác; mở rộng hàng chục ngàn mét vuông nhà xưởng sản xuất, đầu tư phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ… Đặc biệt, doanh số cho vay vốn TDCS trên địa bàn các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới 1.095,9 tỷ đồng, doanh số cho vay vốn TDCS đối với 2 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a 524,9 tỷ đồng. 

Qua thực tế có thể khẳng định, nguồn vốn TDCS đã thực sự giúp hộ nghèo, hộ chính sách nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống và từng bước thoát nghèo, góp phần thực hiện tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh mỗi năm từ 3 - 4%; mức sống bình quân của hộ nghèo cũng đã được nâng lên rõ rệt.

Thanh Phúc

Tags Tín dụng chính sách nông nghiệp nông thôn an sinh xã hội nông thôn mới

Các tin khác

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định điều chỉnh và giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2019 (đợt 3).

Đoàn du khách thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc trải nghiệm du lịch cộng đồng ở thị xã Nghĩa Lộ.

Bên cạnh những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền thị xã Nghĩa Lộ trong quảng bá, giới thiệu về vùng đất văn hóa thì mô hình du lịch cộng đồng mang đậm bản sắc dân tộc Thái Mường Lò đã tạo nên sức hút mới đối với nhiều du khách trong nước và quốc tế. Chính vì vậy, thị xã Miền Tây luôn là địa chỉ để các tỉnh, thành, các tổ chức, hiệp hội du lịch trong và ngoài nước quan tâm, kết nối.

Nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công đường dẫn cầu Tuần Quán, đảm bảo thông xe kỹ thuật đường dẫn sáng ngày 29/8 vừa qua. (Ảnh: Thanh Tân)

7 công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ.

Người dân xã Nậm Khắt, Mù Cang Chải thu hái sơn tra. Ảnh Hoài Văn

Trung tuần tháng Tám, tôi lên vùng cao Mù Cang Chải, lại gặp những chiếc xe máy chở đầy những bao sơn tra (táo mèo) ra phố huyện hoặc ngã ba Kim, chợ Tú Lệ để bán buôn cho thương lái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục