Tuổi trẻ Yên Bái khởi nghiệp từ sản xuất cây giống dược liệu

  • Cập nhật: Thứ năm, 28/11/2019 | 10:55:48 AM

Tại vòng chung kết Cuộc thi Ý tưởng, dự án thanh niên khởi nghiệp tỉnh Yên Bái lần thứ II, năm 2019 do Tỉnh đoàn, Sở Khoa học và Công nghệ, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Yên Bái phối hợp tổ chức vào trung tuần tháng 10 vừa qua, ba thanh niên khởi nghiệp từ nhân giống, trồng cây dược liệu tại xã Xuân Ái và Viễn Sơn, huyện Văn Yên đã giành giải nhất cuộc thi.

Các thành viên Hợp tác xã Sản xuất Dược liệu Viễn Sơn giới thiệu giống cây dược liệu phát triển tốt.
Các thành viên Hợp tác xã Sản xuất Dược liệu Viễn Sơn giới thiệu giống cây dược liệu phát triển tốt.

Để tìm hiểu quá trình khởi nghiệp của các bạn trẻ ở đây, chúng tôi đã về xã Xuân Ái, Viễn Sơn gặp gỡ, trao đổi với nhóm tác giả: Phạm Văn Hậu, Hoàng Trọng Khương và Nguyễn Văn Khánh. Sau khi giành giải Nhất Cuộc thi Ý tưởng, dự án thanh niên khởi nghiệp tỉnh Yên Bái lần thứ II, năm 2019, ba thanh niên lại trở về làng quê mỗi người một việc, người thì phụ trách công tác quản trị kinh doanh, người quản lý sản xuất cây giống dược liệu, người thì vận chuyển cây dược liệu giống đến các tỉnh trong khu vực Tây Bắc bán cho khách hàng. 

Mặc dù công việc sản xuất, kinh doanh những tháng cuối năm rất bận rộn, nhưng khi chúng tôi ngỏ ý muốn lên thăm cơ sở sản xuất cây giống dược liệu của các anh tại xã Xuân Ái và Viễn Sơn, anh Phạm Văn Hậu - Giám đốc Hợp tác xã sản xuất Dược liệu Viễn Sơn đã dành thời gian đưa chúng tôi về làng thăm "cái nôi” đã giúp các anh giành được kết quả bước đầu trong sản xuất, kinh doanh giống cây dược liệu. 

Văn phòng của hợp tác xã (HTX) sản xuất Dược liệu Viễn Sơn tại thôn Bóng Bưởi, xã Xuân Ái, chỉ khoảng 40m vuông nhưng được bố trí khá hợp lý, giới thiệu, trưng bày các sản phẩm cây giống dược liệu, từ khâu làm đất, nhân giống, chăm sóc… đến khâu vận chuyển lên xe ô tô chuyển đi các địa phương trong và ngoài tỉnh để bán cho khách hàng. Thấy tôi mải mê ngắm các loại cây giống dược liệu, Hậu nhanh nhẹn lên tiếng: 

- Mời các anh thưởng thức sản phẩm cao cà gai leo do HTX chúng em sản xuất, sau đó chúng ta đi thăm vườn sản xuất các loại cây giống dược liệu.

- Giờ HTX mình đang sản xuất những loại cây giống dược liệu và sản phẩm gì? Tôi hỏi.

- HTX chúng em hiện đang sản xuất từ 15 - 20 loại cây giống dược liệu như: đương quy, cà gai leo, hà thủ ô đỏ, cát sâm, khôi nhung, kim ngân hoa vàng… và đã sản xuất được sản phẩm cao cà gai leo. Thời gian tới, HTX xác định tiếp tục sản xuất thêm một số sản phẩm thực phẩm chức năng nữa. Phạm Văn Hậu đáp lời. 

Bước đầu đã đạt những thành công, xin chúc mừng các bạn. Thực tế HTX có gặp khó khăn gì không?

- Nói về ý tưởng khởi nghiệp của chúng em thì dài lắm: Năm 2012 em tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân về không xin được việc thì đi bán hàng thuê, rồi năm 2013 - 2016, đầu tư sản xuất tinh dầu quế, nhưng do giá tinh dầu không ổn định, giảm mạnh, trong khi giá nguyên liệu đầu vào lại tăng, sản xuất lỗ không đủ chi phí. Em tìm tòi trên sách, báo, trên mạng Internet suy nghĩ và bàn bạc với anh Khương và anh Khánh quyết tâm khởi nghiệp lại bằng việc sản xuất cây giống dược liệu, liên kết với bà con nông dân trong và ngoài tỉnh trồng cây dược liệu và sản xuất các sản phẩm từ chính cây dược liệu của mình trồng. 

Năm 2017, khi chúng em bắt đầu sản xuất cây giống dược liệu vấp phải muôn vàn khó khăn, vừa thiếu vốn, vừa không có kinh nghiệm… cây giống bị bệnh chết nhiều, lỗ mất gần 200 triệu đồng. Ba anh em cũng hoang mang, nhưng rồi chúng em lại bàn bạc, quyết tâm tự học hỏi và đi học các lớp tập huấn về trồng, chăm sóc cây giống dược liệu để thuê thêm đất, mở rộng vườn ươm từ 360m2 lên 1.000m2
Bằng sự quyết tâm "không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền…”, năm 2018, ba chàng trai lại tiếp tục vay vốn đầu tư làm vườn ươm, mua các loại hạt giống dược liệu về sản xuất. 

Với kiến thức học tập và kinh nghiệm qua thực tế sản xuất, kết quả năm 2018, tổ hợp tác của Hậu - Khương - Khánh đã sản xuất, bán ra thị trường được trên 1 triệu cây giống dược liệu các loại, doanh thu đạt 800 triệu đồng, trừ chi phí đi lãi được gần 200 triệu đồng. 

Năm 2019, tổ hợp tác của Hậu tiếp tục đầu tư mở rộng vườn ươm cây giống dược liệu lên 4.000m2, sản xuất từ 15 - 20 loại cây giống dược liệu. Đồng thời liên kết với một số hộ dân trong tỉnh và tỉnh bạn Cao Bằng, Tuyên Quang, Sơn La trồng được trên 20 ha cây dược liệu. 

Đến tháng 4/2019, ba thanh niên quyết định thành lập HTX sản xuất Dược liệu Viễn Sơn do Phạm Văn Hậu làm Giám đốc với 15 thành viên tham gia: nguồn vốn tự có 500 triệu đồng và vốn vay 500 triệu đồng. Tháng 9/2019, HTX đã sản xuất đưa ra thị trường sản phẩm cao cà gai leo. Dự kiến trong năm nay, HTX bán ra thị trường trên 2 triệu cây giống dược liệu các loại, doanh thu đạt 1,5 tỷ đồng, lợi nhuận trên 400 triệu đồng… 

Từ bước đầu thành công trong khởi nghiệp trồng cây dược liệu và sản xuất các sản phẩm từ cây dược liệu, Hậu - Khương - Khánh đã quyết định tham gia Cuộc thi "Ý tưởng, dự án thanh niên khởi nghiệp tỉnh Yên Bái lần thứ II, năm 2019” với Dự án khởi nghiệp "HTX nhân giống - trồng trọt cây dược liệu và sản xuất sản phẩm dược liệu” và đã giành giải Nhất. Đây là phần thưởng xứng đáng đối với ba chàng trai khởi nghiệp từ làng và cũng là động lực để HTX Sản xuất dược liệu Viễn Sơn tiếp tục có những thành công trong sản xuất, kinh doanh thời gian tới.

Dự án thanh niên khởi nghiệp tỉnh Yên Bái được tổ chức định kỳ 2 năm/lần nhằm phát huy tiềm năng sáng tạo, tư duy năng động, truyền nguồn cảm hứng và nâng đỡ khát vọng lập thân, lập nghiệp, phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, "dám nghĩ”, "dám làm” của đoàn viên thanh niên trong việc phát triển, hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời tạo ra nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Minh Hằng

Các tin khác
Khách hàng thực hiện giao dịch tại TPBank.

LienVietPostBank, TPBank và VietinBank được vinh danh ở hạng mục Ngân hàng số tiêu biểu năm 2019 tại lễ trao Giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu năm 2019.

Ảnh minh họa

Từ ngày 31/12/2019, theo quy định của Chính phủ, hành vi mở hộ thẻ ATM cho người khác sẽ bị phạt tiền tối đa 100 triệu đồng.

Người chăn nuôi ngày càng có ý thức hơn trong việc chủ động dự trữ thức ăn cho đàn gia súc trong mùa đông.

Ngay từ đầu vụ đông xuân năm nay, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái đã có văn bản chỉ đạo, đôn đốc các địa phương tập trung triển khai các biện pháp phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn gia súc.

Nhiều hộ dân ở Trấn Yên đã thoát nghèo và vươn lên khá giả từ nghề trồng dâu, nuôi tằm.

Cuối năm, gió heo may đã về cũng là lúc bà con nông dân đang dần kết thúc một năm của nghề trồng dâu, nuôi tằm. Đi dọc hai bên bờ sông Hồng đến các vùng dâu: Minh Tiến, Y Can, Quy Mông, Nga Quán, Việt Thành, Báo Đáp… không còn xanh mướt một màu. Đã về cuối vụ, bà con tranh thủ hái lứa dâu cuối cùng để chuẩn bị đốn cây cho một mùa vụ mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục