Góp phần bảo vệ và phát triển rừng bền vững

  • Cập nhật: Thứ tư, 8/1/2020 | 11:07:06 AM

YênBái - Những năm gần đây, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh có những bước tiến quan trọng. Trồng và phát triển rừng đã thực sự trở thành một nghề không thể thiếu của hàng vạn hộ dân nông thôn, nhất là đồng bào dân tộc vùng cao.

Tình trạng chặt phá, khai thác rừng cơ bản không còn, người dân đã biết trồng và tu bổ rừng, phát triển rừng ngày một bền vững. Đó là sự nỗ lực cao của các cấp, ngành, nhân dân và sự đóng góp không nhỏ từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng.

Từng là "điểm nóng” về vi phạm lâm luật, nhất là tình trạng xâm canh rừng diễn ra khá phổ biến thì nay công tác quản lý, bảo vệ rừng có nhiều tiến bộ, nâng độ che phủ rừng đạt 63%. Toàn tỉnh tổ chức ký hợp đồng khoán bảo vệ 215.562 ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng tự nhiên sản xuất. Yên Bái đã huy động các tổ chức, cá nhân tham gia vào quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng nâng cao năng suất, chất lượng, phát huy giá trị từng loại rừng, nâng cao giá trị trên mỗi héc-ta rừng sản xuất. 

Qua đó, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo cải thiện sinh kế cho người dân làm rừng gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn. Bằng những việc làm cụ thể, diện tích rừng, nhất là rừng sản xuất tăng nhanh và bình quân mỗi năm người dân Yên Bái, các tổ chức chính trị - xã hội, các công ty lâm nghiệp trồng mới trên 15.000 ha rừng các loại. 

Kết thúc năm 2019, giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 1.792 tỷ đồng, đạt 107,82% kế hoạch năm 2019, tăng 16,44% so với cùng kỳ (tương đương 130 tỷ đồng). Chỉ tính riêng trong năm 2019, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã thu ủy thác và tiếp nhận trên 98 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). 

Trong đó, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam điều phối trên 67 tỷ đồng, đạt 74% so với kế hoạch; thu nội tỉnh trên 31 tỷ đồng, đạt 89% so với kế hoạch. Dự ước đến hết 31/12/2019 tổng số tiền DVMTR Quỹ tỉnh thu ủy thác và tiếp nhận là 128.879.862 nghìn đồng/126.506.662 nghìn đồng, đạt 101,9% kế hoạch năm. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng chi trả tiền DVMTR năm 2018 cho các chủ rừng với tổng số tiền là 115.434 triệu đồng; đạt 100% so với kế hoạch. 

Trong đó, chi trả đối với chủ rừng là tổ chức trên 72 tỷ đồng; chi trả đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá  nhân 8.786 triệu đồng; chi trả đối với chủ rừng là cộng đồng dân cư trên 768 triệu đồng; chi trả đối với chủ rừng do UBND huyện, xã quản lý: 33.374,9 triệu đồng. 

Bên cạnh đó, để đảm bảo cho các chủ rừng cân đối nguồn kinh phí dành cho công tác bảo vệ và phát triển rừng,  Quỹ tỉnh đã xây dựng kế hoạch và tạm ứng tiền DVMTR cho các chủ rừng là tổ chức có khoán bảo vệ rừng với tổng số tiền trên 38 tỷ đồng. Song song với đó là ký được thêm 13 hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR nội tỉnh với các cơ sở sử dụng DVMTR. 

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng còn chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách và nâng cao hiểu biết tiếp cận chính sách chi trả DVMTR đến với đồng bào các dân tộc vùng cao, các chủ rừng như cắm 3 bảng tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR năm 2019 trên địa bàn huyện Lục Yên; in ấn và phát hành 40.000 tờ gấp tuyên truyền, 623 quyển lịch blog năm 2020 để phát cho các chủ rừng, hộ nhận khoán bảo vệ rừng.  

Việc thực hiện tốt chính sách chi trả DVMTR đã góp phần tăng nguồn thu cho người trồng rừng, góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ và phát triển rừng ngày một hiệu quả, bền vững.

Ngọc Trúc

Các tin khác
Cảnh sát giao thông lập biên bản xử lý các chủ phương tiện vi phạm. (Ảnh minh họa: Internet)

Bộ Tài chính khẳng định, theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và Thông tư số 153/2013/TT-BTC, tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước và được quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Chương trình “Cafe doanh nhân” hàng tháng được duy trì nhằm tăng cường sự sâu sát cơ sở, đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp.

Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế và nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương trong việc cải thiện môi trường đầu tư theo hướng thuận lợi, thông thoáng, công tác thu hút đầu tư của tỉnh Yên Bái đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Thịt lợn bán tại các chợ truyền thống ế ẩm nhưng tại các cửa hàng VinMart+ thịt nhập về chỉ bán 1 - 2 hôm là hết.

Ngày 25/12, giá thịt lợn tại các chợ lên đến 150.000 - 180.000 đồng/kg tùy loại thịt. Giá thịt lợn tăng cao, sức mua tại các chợ truyền thống ở thành phố Yên Bái giảm rõ rệt. Trong khi đó, tại siêu thị, các cửa hàng tiện ích có thương hiệu, sức mua thịt lợn lại tăng mạnh.

Năm 2019, huyện Văn Yên được UBND tỉnh giao dự toán thu ngân sách 171 tỷ đồng, HĐND huyện giao chỉ tiêu phấn đấu 172 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục