Hiệu quả mô hình nuôi thỏ liên kết chuỗi giá trị ở Yên Hợp

  • Cập nhật: Thứ hai, 13/1/2020 | 8:18:06 AM

YênBái - Nhận thức rõ việc chăn nuôi thỏ đơn lẻ từng hộ gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, các hộ gia đình ở xã Yên Hợp, huyện Văn Yên đã cùng nhau đăng ký thành lập tổ hợp tác liên kết tiêu thụ sản phẩm. Hội Nông dân tỉnh đã hỗ trợ 3 hộ chăn nuôi thỏ tại xã Yên Hợp thành lập Tổ hợp tác Chăn nuôi thỏ thương phẩm do bà Phạm Thị Vân làm Chủ nhiệm.

Tham gia Tổ hợp tác Chăn nuôi thỏ thương phẩm đã giúp gia đình anh Nguyễn Viết Trường, thôn Yên Thành, xã Yên Hợp thu được hiệu quả kinh tế cao.
Tham gia Tổ hợp tác Chăn nuôi thỏ thương phẩm đã giúp gia đình anh Nguyễn Viết Trường, thôn Yên Thành, xã Yên Hợp thu được hiệu quả kinh tế cao.

Trước kia gia đình bà Phạm Thị Vân, thôn Yên Thành, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên chỉ chăn nuôi lợn, gà theo quy mô nhỏ lẻ, giá trị kinh tế thu được thấp. Sau bao năm trăn trở, năm 2018 bà Vân quyết định mua thỏ về nuôi. Bà tìm về Doanh nghiệp tư nhân Quang Thanh tại xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên để mua 50 cặp thỏ New Zealand giống về nuôi, rồi nhân đàn dần. 

Bà Vân cho biết: "Thỏ dễ nuôi, nguồn thức ăn đơn giản vì thỏ ăn các loại lá rau, cỏ. Nuôi thỏ không mất nhiều diện tích, chuồng trại rộng 200 m2 là có thể nuôi 100 đôi. Song thỏ có nhược điểm là rất dễ bị bệnh đường ruột nếu thức ăn và môi trường sống không đảm bảo. Do vậy, gia đình thực hiện nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi sạch, thường xuyên vệ sinh chuồng trại, đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Các loại thức ăn cho thỏ luôn bảo đảm vệ sinh”. 

Với cách làm ấy, việc chăn nuôi thỏ của gia đình bà Vân ngày càng hiệu quả. Thỏ giống sau 5 - 6 tháng bắt đầu sinh sản, mỗi năm thỏ đẻ 9 -10 lứa, mỗi lứa trung bình từ 6 - 8 con. Hiện mô hình nuôi thỏ của bà Vân đã phát triển lên 100 đôi cung cấp cho thị trường khoảng 500 kg con thỏ thương phẩm/ tháng. 

Thấy được hiệu quả từ chăn nuôi thỏ của gia đình bà Vân, gia đình chị Nguyễn Thị Tuyến và anh Nguyễn Viết Trường cùng thôn cũng đầu tư chuồng trại để phát triển chăn nuôi thỏ. 

Chị Nguyễn Thị Tuyến chia sẻ: "Để đảm bảo chuồng trại luôn sạch sẽ tôi còn thiết kế bể nuôi giun quế ngay dưới các lồng thỏ. Nguồn thức ăn dư thừa và chất thải từ thỏ tạo thành môi trường lý tưởng cho con giun quế phát triển. Nhờ đặc tính phân hủy chất thải từ thỏ thành phân hữu cơ của giun quế mà cải thiện môi trường, giúp thỏ nhanh lớn và hạn chế bị các loại bệnh ở thỏ”. 

Với mô hình ấy, ngoài lượng thỏ xuất bán hàng tháng ổn định, gia đình chị Tuyến còn thu được một lượng giun quế không nhỏ và nguồn phân hữu cơ, giúp tăng thu nhập hàng tháng. 

Để đảm bảo chăn nuôi bền vững, tháng 3/2019 Hội Nông dân tỉnh đã hỗ trợ 3 hộ chăn nuôi thỏ tại xã Yên Hợp thành lập Tổ hợp tác Chăn nuôi thỏ thương phẩm do bà Phạm Thị Vân làm Chủ nhiệm. Đồng thời, Hội cũng đã kết nối với công ty tại Hà Nội để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm thỏ thương phẩm. 

Ngoài việc nhân đàn, các hộ đều chú trọng nâng cao chất lượng thỏ thương phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. 

Các thành viên trong Tổ hợp tác đã đầu tư, mở rộng chuồng trại phát triển đàn thỏ. Hiện mỗi tháng Tổ hợp tác cung cấp cho công ty 1,5 - 2 tấn thỏ thịt, với giá 80.000 đồng/kg, mang lại nguồn thu trên chục triệu đồng/người/tháng. 

Theo anh Đinh Xuân Trung - Chủ tịch Hội Nông dân xã Yên Hợp: "Toàn xã Yên Hợp có 1 hợp tác xã kiểu mới và 8 tổ hợp tác, trong đó Tổ hợp tác Chăn nuôi thỏ thương phẩm là tổ hợp tác đầu tiên của xã và của huyện thực hiện liên kết chuỗi giá trị, mang lại hiệu quả cao cho người dân. Thông qua mô hình liên kết chuỗi này chúng tôi sẽ phổ biến, nhân rộng để hình thành vùng chăn nuôi thỏ giống, thỏ thịt, từ đó xây dựng mối liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm để người dân Yên Hợp phát triển chăn nuôi thỏ ổn định và bền vững, nâng cao thu nhập”. 

Với tư duy, cách làm sáng tạo trong liên kết, mở rộng thị trường tiêu thụ, tin rằng, tổ hợp tác chăn nuôi thỏ theo chuỗi liên kết sẽ phát triển bền vững, mang lại thu nhập cao cho các thành viên, đây cũng là địa chỉ cho nhiều hộ dân đến tham quan, học tập, áp dụng vào thực tế sản xuất.

Minh Huyền

Tags Hiệu quả mô hình nuôi thỏ liên kết chuỗi giá trị xã Yên Hợp huyện Văn Yên

Các tin khác
Người chăn nuôi lợn ở một số địa phương của huyện Yên Bình đã chuyển sang chăn nuôi dê.

Tại huyện Yên Bình, bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã được khống chế, người dân đang bắt đầu thận trọng tái đàn.

Công nhân Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn tráng men sản phẩm sứ cách điện.

Bước vào năm 2019, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, sự diễn biến bất thường của thời tiết khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng mũi nhọn gặp khó. Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn cũng nằm trong số đó.

Du khách nước ngoài khám phá văn hóa dân tộc Thái.

Thực hiện Kế hoạch số 103 của Thị ủy Nghĩa Lộ về mục tiêu giảm nghèo bền vững năm 2019, xã Nghĩa Lợi đã có nhiều giải pháp thực hiện, tập trung vào thành lập các tổ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Đến nay, xã đã thành lập được 30 tổ hợp tác.

Trong không khí tưng bừng, phấn khởi đón Xuân Canh Tý 2020, sáng nay - 12/1, huyện Trạm Tấu đã tổ chức Lễ công bố xã Hát Lừu đạt chuẩn nông thôn mới. Điều đáng nói, Hát Lừu là xã đầu tiên của huyện vùng cao Trạm Tấu- 1 trong 62 huyện nghèo nhất cả nước đạt chuẩn quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục