Thị trấn Yên Bình chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/3/2020 | 7:59:54 AM

YênBái - Những năm gần đây, việc phát triển chăn nuôi gia cầm đã được người dân trên địa bàn thị trấn Yên Bình đặc biệt quan tâm, nhất là năm 2019, bệnh dịch tả lợn châu Phi làm ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn nên người dân chuyển hướng sang nuôi gà.

Chị Vương Thị Hạnh ở tổ 4 thường xuyên phun khử trùng khu vực chăn nuôi để bảo vệ đàn gà của gia đình.
Chị Vương Thị Hạnh ở tổ 4 thường xuyên phun khử trùng khu vực chăn nuôi để bảo vệ đàn gà của gia đình.

Với lợi thế đất đai rộng lớn, đầu năm 2019, chị Vương Thị Hạnh ở tổ 4, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình đầu tư nuôi gà quy mô lớn với hơn 1.000 con để phát triển kinh tế gia đình. Những ngày này, chị thường xuyên theo dõi thông tin về diễn biến của dịch bệnh. 

Ngoài việc tiêm phòng vắc xin định kỳ cho gà theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông thị trấn; chị thường xuyên rắc vôi bột, phun khử trùng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Đặc biệt, những ngày nhiệt độ xuống thấp, chị phải bật hệ thống lò sưởi để chuồng trại luôn đủ ấm và bổ sung thức ăn dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho đàn gà. 

Với trang trại gần 5.000 con của gia đình bà Nguyễn Thị Hoa ở tổ 1, nhờ được tuyên truyền về dịch cúm gia cầm nên dù địa bàn chưa xuất hiện dịch bệnh nhưng đã áp dụng các biện pháp phòng dịch như quây kín chuồng nuôi, tăng tần suất phun khử trùng và rắc vôi bột quanh khu chăn nuôi. 

"Đây là thời điểm các hộ chăn nuôi tái đàn, trong quá trình mua bán, vận chuyển giống gia cầm rất dễ mang mầm bệnh ở tỉnh khác xâm nhập vào đàn gia cầm của địa phương. Do đó, gia đình tôi không chỉ khử trùng bằng vôi bột, phun hóa chất đối với chuồng trại mà còn áp dụng nuôi an toàn sinh học. Định kỳ hàng tuần tôi rắc vôi bột toàn bộ đường vào và khu vực chăn nuôi, 3 ngày phun tiêu độc khử trùng chuồng trại 1 lần. Đặc biệt con giống được gia đình mua tại công ty có uy tín và được kiểm dịch” - bà Hoa chia sẻ. 

Nhờ tuân thủ nghiêm các quy trình chăn nuôi an toàn và phòng dịch tốt nên trong suốt 6 năm chăn nuôi, gia đình bà không bị ảnh hưởng bởi các loại dịch bệnh từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

Theo thống kê, thị trấn Yên Bình hiện có trên 28.400 con gia cầm các loại, trong đó có trên 27.600 con gà. Những năm gần đây, việc phát triển chăn nuôi gia cầm đã được người dân trên địa bàn thị trấn đặc biệt quan tâm, nhất là năm 2019, bệnh dịch tả lợn châu Phi làm ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn nên người dân chuyển hướng sang nuôi gà. 

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm H5N6, đầu tháng 2/2020, hưởng ứng Tháng Tổng vệ sinh khử trùng tiêu độc môi trường, thị trấn Yên Bình được cấp 42 lít hóa chất để phun khử trùng tiêu độc môi trường tại 13 tổ dân phố, trong đó ưu tiên phun 7 điểm giết mổ, lò ấp trứng và 24 cơ sở chăn nuôi hàng hóa lớn. 

Cùng với đó, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người chăn nuôi về dịch cúm gia cầm; trong đó, trọng tâm tuyên truyền để người dân nâng cao cảnh giác, không được chủ quan, lơ là trước tình hình dịch bệnh; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển gia cầm và các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, nhập lậu vào địa bàn để tiêu thụ, không có kiểm dịch của cơ quan chức năng. 

Theo khuyến cáo của ngành chức năng, cúm gia cầm H5N6 là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tốc độ lây lan nhanh và làm chết hàng loạt gia cầm, đặc biệt, bệnh có thể lây sang người. Vì vậy, việc chủ động triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia cầm hiện nay trên địa bàn thị trấn Yên Bình là rất cần thiết, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

Hồng Duyên

Tags Thị trấn Yên Bình cúm gia cầm phòng chống dịch

Các tin khác
Cán bộ kiểm lâm huyện Văn Yên cùng Tổ bảo vệ rừng thôn Làng Mới, xã Đại Sơn làm đường ranh cản lửa, phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô hanh.

Huyện Văn Yên có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất tỉnh với trên 49.360 ha. Do vậy, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) là hết sức quan trọng.

Ảnh minh họa.

Đến nay, 98% số xã trên cả nước đã qua 30 ngày không có dịch tả lợn châu Phi. Đây đang là thời điểm thuận lợi để ngành chăn nuôi phục hồi đàn lợn.

Giá vàng giảm sau phiên tăng mạnh. Ảnh: Internet

Sau phiên tăng mạnh hôm qua, ngày 10-3, giá vàng trong nước giảm 200.000 - 300.000 đồng/lượng, xuống mức 47,7 triệu đồng/lượng.

Lực lượng quản lý thị trường Yên Bái kiểm tra một cửa hàng bán gạo và yêu cầu ký cam kết không tăng giá.

Những ngày qua, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, lan rộng ra nhiều nước trên thế giới. Tại Yên Bái, đến ngày 9/3, chưa xảy ra trường hợp nào nhiễm bệnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục