Kim ngạch xuất khẩu hai tháng đầu năm giảm: Doanh nghiệp Yên Bái cần tìm kiếm thị trường mới

  • Cập nhật: Thứ hai, 16/3/2020 | 1:47:34 PM

YênBái - Hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Yên Bái đang chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19, nên hai tháng đầu năm nay đã giảm 12,49% so với cùng kỳ năm trước. Dự ước, tổng kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đạt 16,1 triệu USD, bằng 7,6% kế hoạch, giảm 12,4% so cùng kỳ năm trước.

Công nhân Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn đưa sản phẩm vào lò nung.
Công nhân Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn đưa sản phẩm vào lò nung.

Trong đó, mặt hàng rau quả giảm 63,9% so với cùng kỳ; chè chế biến giảm 5,1%; quặng và khoáng sản khác giảm 17,9%; chất dẻo nguyên liệu giảm 20,7%; giấy và các sản phẩm từ giấy giảm 15,6%; hàng dệt may giảm 21,8%...

Công ty cổ phần Yên Thành, huyện Yên Bình hai tháng đầu năm, nhờ chủ động được nguyên liệu đã xuất được 7 container gỗ ép sang thị trường Hàn Quốc. Thế nhưng khi dịch COVID-19 đã lan rộng sang Hàn Quốc thì hoạt động sản xuất bắt đầu chịu ảnh hưởng. 

Không những vậy, trong lĩnh vực chế biến gỗ, doanh nghiệp còn phải phụ thuộc một phần nguyên liệu nhập từ Trung Quốc, trong đó chủ yếu là gỗ ván mặt, keo dán. Nếu dịch kéo dài một thời gian nữa, thì nguyên liệu đầu vào hết, việc sản xuất của doanh nghiệp cũng sẽ phải tạm dừng. 

Ông Nguyễn Đức Dũng - Giám đốc Công ty cho biết: "Muốn duy trì sản xuất thì phải đảm bảo được nguồn nguyên liệu. Hiện nay, Công ty đang tìm kiếm nguồn nguyên liệu ở các nước khác và lựa chọn, chuyển sang vận chuyển bằng đường biển. Bên cạnh đó, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và một số nước khác”. 

Cùng với ảnh hưởng của dịch Covid - 19, một số mặt hàng xuất khẩu giảm do các doanh nghiệp chưa chủ động được nguồn nguyên liệu cho sản xuất, khó khăn trong tìm kiếm bạn hàng như sản phẩm rau quả, chè, quặng và khoáng sản khác, chất dẻo nguyên liệu, giấy và các sản phẩm từ giấy. Riêng dệt may giảm do đang trong thời gian giao vụ nên chưa có nhiều đơn đặt hàng. 

Đáng chú ý là kim ngạch xuất khẩu thời gian qua tăng mạnh ở thành phần kinh tế tư nhân. Các mặt hàng tăng chủ yếu là sắn và các sản phẩm từ sắn, sản phẩm từ chất dẻo, gỗ, sản phẩm gỗ, sản phẩm gốm, sứ, hàng hóa khác. 

Đơn cử, sản phẩm sắn và các sản phẩm từ sắn đạt gần 1,2 triệu USD, tăng 54,2% so cùng kỳ; sản phẩm từ chất dẻo đạt 107,7 ngàn USD, tăng gấp 2,3 lần; gỗ đạt 799,6 ngàn USD, tăng gấp 2,9 lần; sản phẩm từ gỗ đạt 326,1 ngàn USD, tăng 51,1%; sản phẩm gốm sứ đạt 122,5 ngàn USD, tăng gấp 40,8 lần; sản phẩm hàng hóa khác (quế cành băm, hoa hồi đỏ, lọ hoa, lọ tro) đạt 53 ngàn USD, tăng 59,7%... 

Nguyên nhân tăng là do các công ty xuất khẩu các mặt hàng này đã ổn định sản xuất và mở rộng tìm kiếm đối tác để xuất khẩu. 

Năm 2020, tỉnh Yên Bái phấn đấu đạt tổng kim ngạch xuất khẩu 210 triệu USD trở lên. Để hoàn thành mục tiêu này, các doanh nghiệp cần tập trung phát triển sản xuất, tạo nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng cao, đáp ứng đủ cho nhu cầu chế biến xuất khẩu. 

Đối với các doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thì phải bắt tay ngay vào sản xuất. Các doanh nghiệp chế biến chè, sản xuất ván bóc, chế biến quế… cho xuất khẩu cần nhanh chóng tìm thị trường mới, không lệ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc.

Quang Thiều

Tags Kim ngạch xuất khẩu đầu năm tỉnh Yên Bái doanh nghiệp cần tìm kiếm thị trường mới

Các tin khác
Nhà thầu thi công công trình đường dẫn cầu Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Ưu điểm trong đầu tư công nguồn vốn ngân sách của huyện Trấn Yên là công tác tổ chức, triển khai thực hiện được sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện của các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở;

Nhân viên Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hải Phượng phun khử trùng cho xe khi về tới bến.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, bắt đầu từ sáng mai - 17/3, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hải Phượng tạm dừng hoạt động vận tải hành khách ở tất cả các tuyến xe và quầy bán vé cho tới khi có thông báo trở lại.

Do hạn chế nguồn nguyên liệu chất lượng cao, khó khăn trong hiện đại hóa công nghệ nên sản phẩm gỗ rừng trồng của tỉnh hầu hết có giá trị thấp.

Ngành nông nghiệp sẽ không thể phát triển bền vững, nông dân vẫn luẩn quẩn ở câu chuyện "mất mùa được giá” khi vòng đời lưu hành của sản phẩm quá ngắn, dẫn đến tổn thất sau thu hoạch lớn.

Cán bộ Đội Quản lý thị trường số 4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái hướng dẫn người dân cách phân biệt hàng thật - hàng giả thông qua quan sát mẫu mã và cách đóng gói sản phẩm.

Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2020 có chủ đề “Bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục