Yên Bái: “Cà phê doanh nhân” - chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp

  • Cập nhật: Thứ năm, 19/3/2020 | 8:00:35 AM

YênBái - Chương trình “Cà phê doanh nhân” (CPDN) do UBND tỉnh Yên Bái tổ chức đã thực sự trở thành cầu nối giữa chính quyền, doanh nghiệp. Thông qua Chương trình, các doanh nhân đã kịp thời bày tỏ những kiến nghị, khó khăn, vướng mắc; đồng thời, đây cũng là diễn đàn để các ngành, địa phương phổ biến chủ trương, chính sách mới đến doanh nghiệp.

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy giải đáp thắc mắc, kiến nghị của các doanh nghiệp tại Chương trình “Cà phê doanh nhân” tháng 6/2019.
Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy giải đáp thắc mắc, kiến nghị của các doanh nghiệp tại Chương trình “Cà phê doanh nhân” tháng 6/2019.

Với mục tiêu gỡ bỏ mọi rào cản, tạo động lực cho doanh nghiệp và các thành phần kinh tế phát triển, UBND tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp; trong đó, có Chương trình CPDN. Chương trình CPDN được tổ chức với từng chủ đề khác nhau, đã mang đến một diễn đàn mở để các nhà đầu tư, doanh nghiệp chia sẻ, trao đổi những khó khăn, vướng mắc với lãnh đạo tỉnh và các ngành chức năng. 

Các đề xuất, kiến nghị từ phía cộng đồng doanh nghiệp thường liên quan đến các lĩnh vực: cơ chế, chính sách của địa phương, trung ương; tài nguyên, đất đai; tài chính, thuế; đầu tư kinh doanh; ngành nông nghiệp; ngành lao động, bảo hiểm; lĩnh vực ngân hàng... 

Từ thời điểm tổ chức lần đầu tiên vào tháng 7/2016, đến nay, Chương trình CPDN đã nhận được trên hàng trăm lượt ý kiến của doanh nghiệp, doanh nhân cùng các địa phương. Thông qua đó, lãnh đạo UBND tỉnh và các sở, ngành, địa phương đã chủ động trao đổi cởi mở, thẳng thắn, phản ánh những khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị để nắm bắt; từ đó, có biện pháp tháo gỡ. 

Ông Trần Ngọc Dũng - Giám đốc Công ty cổ phần Hồng Nam, thành phố Yên Bái cho biết: "Chương trình CPDN dù được tổ chức ở thành phố hay các huyện, thị tôi đều tham gia đầy đủ. Mỗi câu hỏi, thắc mắc, kiến nghị của các doanh nghiệp đều được lãnh đạo tỉnh, sở, ngành trả lời xác đáng. Những nội dung thuộc thẩm quyền thì các đồng chí giải quyết tại chỗ, còn những vấn đề không thuộc thẩm quyền thì tiếp thu, phản ánh đến các cấp lãnh đạo cao hơn”. 

Trong các chương trình CPDN đã được tổ chức, ngoài sự tham gia của các lãnh đạo tỉnh, sở, ngành, địa phương còn có các chuyên gia đầu ngành được UBND tỉnh mời về để giải đáp những thắc mắc và tuyên truyền, phổ biến các chính sách mới đến các doanh nhân, doanh nghiệp. 

Bà Bùi Thị Sửu - Giám đốc Công ty TNHH Hòa Bình, thành phố Yên Bái cho biết: "Qua mỗi chương trình có sự tham gia của các chuyên gia, chúng tôi đã hiểu, nắm rõ được nhiều điều, nhất là các chính sách được chuyên gia phổ biến rất cụ thể, dễ hiểu. Từ đó, giúp doanh nghiệp hiểu hơn về các chế độ chính sách về bảo hiểm, thuế, đất đai…”.

Theo đánh giá, qua các chương trình được tổ chức, với sự nỗ lực trong công tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh được triển khai; khuyến khích những lĩnh vực, ngành, nghề đầu tư vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp. 

Tỉnh đã chú trọng tư vấn, hỗ trợ pháp lý về khởi nghiệp, đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nhận thức được hiệu quả và lợi ích trong việc thành lập, phát triển doanh nghiệp và chuyển đổi doanh nghiệp nhằm phát huy thế mạnh, tiềm năng sẵn có của tỉnh; tuyên truyền khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hộ kinh doanh trong chuyển đổi thành doanh nghiệp, đặc biệt là các hộ kinh doanh lớn. 

Tính riêng năm 2019, đã có trên 250 doanh nghiệp được thành lập mới, nâng tổng số doanh nghiệp lên trên 2.100 doanh nghiệp; thành lập mới 95 hợp tác xã; đồng thời, cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 55 dự án, với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 17.200 tỷ đồng; tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 12.000 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 170 triệu USD. 

Ông Trần Công Bình - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Yên Bái cho biết: "Chương trình CPDN đã tạo sự tương tác hai chiều giữa doanh nghiệp và chính quyền địa phương; đối thoại, giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp trên tinh thần lắng nghe, đối thoại, hướng tới mục tiêu chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp, được cộng đồng doanh nghiệp hưởng ứng, đón nhận tích cực và đánh giá cao. Qua đó, chương trình đã rút ngắn khoảng cách, tạo sự gắn kết giữa chính quyền và doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp”.

Qua hơn 3 năm thực hiện, chương trình CPDN đã trở thành diễn đàn quan trọng để các doanh nhân bày tỏ kiến nghị, khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp. Đây cũng là diễn đàn để các ngành, địa phương phổ biến những chủ trương, chính sách mới; trong đó, có chính sách về thuế, về đất đai… đến các doanh nghiệp. 

Hùng Cường

Tags Yên Bái Cà phê doanh nhân chính quyền đồng hành doanh nghiệp

Các tin khác
Nông dân Lục Yên phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng hàng hóa.

Là một trong những vựa lúa của tỉnh, huyện Lục Yên có diện tích sản xuất nông nghiệp trên 9.826 ha; trong đó, đất thâm canh lúa trên 3.300 ha/vụ; đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày trên 2.000 ha, còn lại là đất trồng rau màu; đất lâm nghiệp có 59.417 ha hàng năm trồng mới từ 1.500 đến 2.000 ha rừng...

Hiện nay, một số tỉnh miền Nam, miền Trung, miền Bắc đã xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm, chủ yếu là hai chủng vi rút H5N1, H5N6. Để hạn chế sự bùng phát dịch bệnh, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái đề nghị các hộ chăn nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh tổng hợp sau đây:

Đôi tàu SP3, SP4 (Hà Nội - Lào Cai và ngược lại) sẽ dừng hoạt động từ ngày 19/3.

Với việc tạm dừng chạy đôi tàu SP3, SP4, đồng nghĩa với việc tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai và ngược lại sẽ không còn tàu khách phục vụ việc đi lại của nhân dân.

Sáng 18/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và đồng chí Nguyễn Văn Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận 53 của Bộ Chính trị về Đề án “An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục