Nhân điển hình giỏi trong nông dân

  • Cập nhật: Thứ ba, 5/5/2020 | 11:25:11 AM

YênBái - Số hộ nông dân đăng ký và đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi có bước phát triển mạnh.

Mô hình nuôi gà đen giống bản địa của nông dân xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.
Mô hình nuôi gà đen giống bản địa của nông dân xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.

Nhìn lại phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững trong các tổ chức Hội nông dân các cấp tỉnh Yên Bái những năm qua, điều nhận thấy rất rõ đó là số hộ nông dân đăng ký và đạt danh hiệu SXKDG có bước phát triển mạnh. Hàng năm, có trên 50% số hộ hội viên nông dân đăng ký; trong đó, có trên 60% số hộ đạt danh hiệu SXKDG các cấp. 

Giai đoạn 2016-2018, toàn tỉnh có trên 117.600 hộ đạt danh hiệu SXKDG các cấp, trong đó có trên 93.400 hộ, chiếm 79,44% tổng số hộ SXKDG đạt danh hiệu hộ SXKDG cấp xã, phường, thị trấn; trên 24.000 hộ đạt danh hiệu SXKDG cấp huyện. 

Bằng nhiều hình thức phong phú, cách làm sáng tạo, chất lượng và hiệu quả của phong trào ngày càng được nâng cao, nhiều hộ có quy mô sản xuất lớn tạo việc làm cho nhiều lao động tăng thu nhập và giúp đỡ các hộ nghèo, khó khăn về vốn, giống, vật tư... 

Năng động nắm bắt nhu cầu thị trường, chị Nguyễn Thị Năng - Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Thâm Pồng, xã Yên Thắng, huyện Lục Yên đã chọn hướng đầu tư phát triển kinh tế gia đình với mô hình tổng hợp chăn nuôi kết hợp kinh doanh vật tư nông nghiệp. Vươn lên trở thành một trong những hộ nông dân tiêu biểu trong phong trào SXKDG của huyện Lục Yên với thu nhập trên 600 triệu đồng/năm; trong đó, nguồn thu từ kinh doanh vật tư nông nghiệp 380 triệu đồng; nuôi lợn 100 triệu đồng và 150 triệu đồng từ kinh doanh tạp hóa, chị trở thành người truyền cảm hứng, khơi dậy ý chí, quyết tâm vươn lên thoát nghèo cho những hộ nông dân nghèo ở địa phương. 

Không chỉ tạo việc làm cho trên 10 lao động thời vụ, thu nhập 6 triệu đồng/tháng, từ kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của chính mình, hàng năm, chị trực tiếp phổ biến kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật cho trên 50 hội viên; giúp đỡ 6 hộ khó khăn vay vốn, giống, vật tư không lấy lãi. Phong trào nông dân SXKDG huyện Lục Yên được hội cấp trên đánh giá là đa dạng những cách làm năng động, hiệu quả. 

Tinh thần nông dân cùng giúp nhau vươn lên làm giàu, giảm nghèo bền vững đã khơi dậy nghị lực giúp nhiều hội viên nông dân ở Yên Bái vươn lên thoát nghèo và trở thành hộ SXKDG các cấp, điển hình như hộ ông Lê Văn Thức, thôn Ả Hạ, xã Nghĩa Phúc, thị xã Nghĩa Lộ với mô hình chế biến thảm hạt thông, thảo quả cho thu nhập 400 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho trên 100 lao động thu nhập bình quân đạt 4-5 triệu đồng/tháng; hộ ông Đỗ Văn Vọng, thôn Phúc Khánh, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình, là hộ nghèo, bị tàn tật nhưng bằng nghị lực bản thân và được các hộ SXKDG giúp đỡ đã vươn lên thoát nghèo. Mô hình kinh doanh tổng hợp của gia đình ông cho thu nhập trên 500 triệu đồng/năm, trở thành tấm gương về ý chí thoát nghèo ở địa phương. 

Được biết, 5 năm qua, các hộ SXKDG đã vận động, trực tiếp giúp đỡ được trên 20.000 hộ hội viên nghèo với số tiền 46,4 tỷ đồng vay lãi suất thấp hoặc không lãi; 17,299 tỷ đồng tiền cây, con giống các loại; hỗ trợ trên 204 nghìn ngày công lao động xây làm nhà, cải tạo ruộng, vườn, làm chuồng trại chăn nuôi..., góp phần cùng toàn tỉnh thực hiện đạt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm. 

Năm 2016, toàn tỉnh có trên 9.000 lao động được các hộ nông dân SXKDG tạo việc làm; năm 2018 là trên 8.200 lao động; thu nhập bình quân tăng từ 50 triệu đồng/năm 2016 lên 80 triệu đồng/năm 2018. Thực hành tinh thần cùng giúp nhau vươn lên làm giàu, giảm nghèo bền vững, năm 2019 đã có gần 200 hộ hội viên nông dân nghèo được các cấp hội hỗ trợ, giúp đỡ vươn lên thoát nghèo. 

Minh Thúy

Các tin khác
Cán bộ Chi cục Thuế khu vực Trấn Yên - Văn Yên hướng dẫn người nộp thuế.

Vừa qua, Bộ Tài chính lấy ý kiến đối với dự thảo thông tư hướng dẫn về giao dịch điện tử (GDĐT) trong lĩnh vực thuế. Dự thảo thông tư gồm 5 chương, 53 điều, kế thừa các quy định đang thực hiện ổn định và không có vướng mắc tại Thông tư số 110/2015/TT-BTC; Thông tư số 66/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 110/2015/TT-BTC về GDĐT trong lĩnh vực thuế.

Là xã vùng cao, kinh tế - xã hội nhiều khó khăn, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm.

4 tháng năm 2020, tổng giá trị sản xuất đầu tư xây dựng, giao thông trên địa bàn huyện Văn Yên đạt 280 tỷ đồng, trong đó, xây dựng đạt giá trị 266,5 tỷ đồng, giao thông đạt 13,5 tỷ đồng.

Từ ngày 30/4 đến 4/5 trên địa bàn các thôn Nậm Chậu, Nậm Cưởm, Chấn Hưng và Trung Tâm, xã Nậm Búng (Văn Chấn) đã diễn ra tình trạng người dân lên rừng tự nhiên sản xuất do Ban Quản lý Rừng phòng hộ Mù Cang Chải quản lý, bảo vệ khai thác trái phép cây de vàng (còn gọi là "quế lợn") bóc vỏ bán cho tư thương với giá 10.000 đồng/kg.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục