VNPT nâng gấp đôi băng thông kết nối Cổng Dịch vụ công quốc gia

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/5/2020 | 9:13:50 AM

Trước nhu cầu sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến gia tăng đồng thời góp phần đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia, Tập đoàn VNPT sẽ nâng gấp đôi băng thông kết nối Cổng Dịch vụ công quốc gia tại tất cả các cấp chính quyền.

VNPT nâng gấp đôi băng thông kết nối Cổng Dịch vụ công quốc gia, nhưng giá cước không thay đổi
VNPT nâng gấp đôi băng thông kết nối Cổng Dịch vụ công quốc gia, nhưng giá cước không thay đổi

Theo thông tin từ Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông), từ cuối tháng 2 đến hết tháng 3-2020, tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến tại nước ta đã tăng gấp đôi, đạt 24%. Dự kiến, trong các tháng cuối năm 2020, tỷ lệ sử dụng và số lượt truy cập Cổng Dịch vụ công các cấp từ xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố đến Cổng Dịch vụ công quốc gia sẽ tăng mạnh. Chính vì vậy, yêu cầu về việc nâng cấp băng thông, đảm bảo hệ thống để hoạt động của Cổng Dịch vụ công được thông suốt là rất cấp thiết.

Nhằm phục vụ công tác điều hành, quản lý của Chính phủ đồng thời đáp ứng yêu cầu của người dân, doanh nghiệp khi sử dụng các dịch vụ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Tập đoàn VNPT sẽ triển khai chính sách nâng gấp đôi băng thông cho tất cả các đường Internet cáp quang FiberVNN, Internet Trực tiếp và kênh Truyền số liệu chuyên dùng (TSLCD) kết nối Cổng Dịch vụ công (bao gồm kết nối liên thông Cổng Dịch vụ công các cấp và kết nối Internet từ Cổng Dịch vụ công đến người dân, doanh nghiệp) từ cấp xã/phường, quận/huyện đến tỉnh/thành phố. Đặc biệt, chính sách giá cước của VNPT không thay đổi. Thời gian triển khai chương trình là từ ngày 15-5 đến hết 31-7-2020.

Chính sách trên sẽ được áp dụng đối với chính quyền các cấp đang sử dụng Internet cáp quang FiberVNN, Internet trực tiếp, TSLCD hoặc đăng ký sử dụng mới các dịch vụ này của VNPT để kết nối Cổng Dịch vụ công từ cấp xã/phường, quận/huyện đến tỉnh/thành phố và đã nghiệm thu hoàn công trong thời gian thực hiện chương trình này.

Được biết, Internet cáp quang luôn nằm trong nhóm dịch vụ băng thông rộng cố định chất lượng tốt nhất Việt Nam hiện nay. Dịch vụ này đã nhận được nhiều giải thưởng trong và ngoài nước như giải thưởng Speedtest 2019 (Hoa Kỳ) ở hạng mục "Nhà mạng có tốc độ Internet nhanh nhất Việt Nam” hay giải thưởng "Chất lượng dịch vụ băng thông rộng cố định” 2020 do Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế IDG Việt Nam và Hội Vô tuyến – Điện tử Việt Nam trao tặng.

Trong khi đó, mạng TSLCD của VNPT là mạng truyền dẫn tốc độ cao, công nghệ hiện đại. Các kết nối đều đảm bảo tính dùng riêng, an ninh, an toàn và tính dự phòng cao, cho phép hoạt động thông suốt 24 giờ/7 ngày. Việc nâng gấp đôi băng thông của các đường truyền trên sẽ mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình sử dụng các dịch vụ trên Cổng Dịch vụ công, thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số của Chính phủ.

VNPT hiện là một trong những đơn vị tiên phong dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, có hạ tầng kết nối đảm bảo chất lượng cung cấp hệ sinh thái số các sản phẩm dịch vụ phục vụ khối chính quyền như: Hội nghị truyền hình trực tuyến, Cổng Dịch vụ công quốc gia, Trục liên thông văn bản quốc gia, iGate, Eoffice, VNPT eCabinet,… Có thể nói, hệ sinh thái số của VNPT dành cho Chính quyền đang góp phần kiến tạo nên những doanh nghiệp số, công dân số. Từ đó, bức tranh chuyển đổi số quốc gia dần được hoàn thiện, thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang diễn ra mạnh mẽ.

(Theo SGGP)

Các tin khác

Với sự hỗ trợ kịp thời các nguồn vốn của Chính phủ, của tỉnh; sự năng động sáng tạo của doanh nghiệp trong thiết lập trạng thái bình thường mới, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vừa chống dịch, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, khai thác, chế biến của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Lục Yên đã trở lại hoạt động bình thường, nhiều doanh nghiệp đã có các đơn hàng lớn để xuất khẩu sang thị trường EU và một số nước trong khu vực châu Á.

Nông dân cần thường xuyên kiểm tra nương sắn để phát hiện kịp thời, áp dụng hiệu quả biện pháp phòng chống bệnh và các dịch hại khác trên cây sắn. (Ảnh minh họa)

Thời gian qua, huyện Văn Yên xuất hiện hiện tượng thối thân rễ trên cây sắn. Viện Bảo vệ thực vật đã có kết quả giám định mẫu bệnh gây hại trên cây sắn là bệnh thối thân rễ cây sắn do nấm Sclerotium Rolfsii gây ra.

Nhân dân vùng cao Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi gà.

Mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 đã lắng dịu, nhưng mỗi buổi sáng, ở các bản làng vùng cao vẫn vang tiếng loa phóng thanh thông tin về tình hình dịch bệnh và phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch bệnh rất kịp thời.

Giá vàng trong nước đang duy trì ở mức 49 triệu đồng/lượng.

Mở cửa phiên giao dịch sáng 20/5, giá vàng SJC tăng 20.000 đồng/lượng, niêm yết ở mức 48,60 - 49,05 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục